Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

Khi nhân dân đồng thuận

Những tuyến đường bê-tông rộng rãi, bằng phẳng ở khu Phiên Quận xã Tình Cương, huyện Cẩm Khê được đưa vào sử dụng hơn một năm nay chấm dứt cảnh trẻ nhỏ trong khu những ngày mưa gió phải xắn quần, cầm dép trên tay, dò dẫm từng bước đến trường. Từ ngày làm lại những con đường bê tông rộng rãi, đảng viên Nguyễn Thị Lợi, 50 năm tuổi Đảng thấy vui hơn, bà bảo con đường mới đã làm thay đổi cả cuộc đời mình, đóng góp chút của, chút công với khu, việc ấy đáng kể gì.


Đồng tâm hiệp lực, 120 hộ dân, mỗi nhà đóng góp 500 ngàn đồng, người có nhiều ủng hộ nhiều, đảng viên đóng góp gấp đôi, những gia đình được vận động hiến đất, phá bờ rào, chặt bỏ cây cối để đường làng ngõ xóm được mở rộng thêm đều hoàn toàn tự nguyện. “ Lúc đầu chúng tôi nghĩ khó thực hiện được nhưng khi đưa ra họp dân, cơ bản người dân đều đồng thuận và hiến kế để làm đường. Đường làm xong, dân vui lắm, vào ngày mùa, lúa từ ngoài đồng chở thẳng vào tận sân”. – Ông Đỗ Văn Sơn, Bí thư chi bộ, trưởng khu Phiên Quận vui vẻ cho biết.

Tạo sự gắn kết đồng lòng trong nhân dân

Phong trào thi đua Dân vận khéo luôn được cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể của xã Tình Cương, huyện Cẩm Khê quan tâm triển khai với nhiều cách làm mới, sáng tạo. Qua đó, đã góp phần khơi dậy sức dân, phát huy nội lực xây dựng hạ tầng địa phương ngày càng khởi sắc.


Với một địa phương còn nhiều hộ nghèo, thu nhập kinh tế hộ gia đình thấp... nên xã Tình Cương gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động các nguồn lực trong nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi, nhất là làm đường giao thông nông thôn. Năm 2017, xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới tạo tiền đề, cơ sở vững chắc để để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã quyết tâm phấn đấu hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Tạo đồng thuận thực hiện chủ trương sáp nhập các xã

Thực hiện chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã để phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh của địa phương; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội chung của tỉnh, đến thời điểm này, huyện Cẩm Khê đã hoàn thành xong việc lấy ý kiến của cử tri đảm bảo nghiêm túc, an toàn, hiệu quả, công khai, dân chủ, được cán bộ và nhân dân đồng tình ủng hộ với số phiếu tán thành đạt 98,8%. 


Cẩm Khê hiện có 31 xã và 1 thị trấn, theo phương án sau khi sắp xếp huyện còn 23 xã và 1 thị trấn, giảm 7 đơn vị. Các xã thực hiện sáp nhập do chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số là: Đồng Cam, Phương Xá, Sơn Nga, Thanh Nga, Hiền Đa, Cát Trù. Còn lại thị trấn Sông Thao và xã Phùng Xá, Sai Nga, Tình Cương là các xã liền kề thực hiện sắp xếp để mở rộng thị trấn. Sau khi sắp xếp, sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của đơn vị hành chính cấp xã trên sẽ tinh gọn lại 2 xã và 1 thị trấn. Trong đó xã Đồng Cam, Phương Xá, Phùng Xá sáp nhập thành xã Minh Tân. Xã Thanh Nga, Sơn Nga, Sai Nga và thị trấn Sông Thao thành thị trấn Cẩm Khê; xã Cát Trù, Hiền Đa, Tình Cương sáp nhập thành xã Hùng Việt.

Hiệu quả sau dồn đổi ruộng đất ở Tình Cương

Tình Cương là địa phương được lựa chọn triển khai làm điểm về thực hiện dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai của huyện Cẩm Khê.


Trước dồn đổi, ruộng đất ở Tình Cương phân bố không đồng đều, manh mún, bình quân số thửa/ hộ cao, do vậy quá trình thâm canh, tăng vụ, nhất là áp dụng các tiến bộ KHKT, cơ giới hóa vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, người dân chưa khai thác hết tiềm năng đất đai, chưa mạnh dạn trong đầu tư phát triển sản xuất với quy mô lớn.

Dồn đổi ruộng đất ở Tình Cương

Tháng 6-2017, khi nhận được Kết luận số 79-KL/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy Cẩm Khê về việc chỉ đạo điểm công tác dồn đổi ruộng đất nông nghiệp và Kế hoạch số 849/KH-UBND của UBND huyện về dồn đổi đất nông nghiệp trên địa bàn xã trong năm 2017, Đảng ủy xã đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/ĐU về thực hiện dồn đổi ruộng đất nông nghiệp trên địa bàn xã để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong năm 2017.


Với quyết tâm phải hoàn thành đúng tiến độ đề ra trong năm 2017, Đảng ủy chỉ đạo UBND xã xây dựng kế hoạch thực hiện đồng thời thành lập ban chỉ đạo DĐRĐ xã do Bí thư Đảng ủy làm trưởng ban, Chủ tịch UBND xã làm phó ban, đại diện các ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các trưởng khu dân cư làm ủy viên ban chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Ở mỗi khu dân cư đều thành lập một tiểu ban có nhiệm vụ tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng quỹ đất của toàn khu dân cư và của từng hộ gia đình; tổ chức họp khu lấy ý kiến trong nhân dân; công khai kế hoạch, quy hoạch, bảo đảm tính dân chủ.