"Khi ấy tôi đang đi qua bến đò Tình Cương băng qua sông Thao hướng về dãy núi Đọi Đèn ở
huyện Cẩm Khê, có cái đàn bên cạnh, tôi cầm lên và tự dưng bật ra lời hát và
giai điệu: "Ông... Tờ mờ sáng ông đi về phía núi... ư hư… Đồi núi
mở ra…" – Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến "khoe" tác phẩm
mới: Ông tôi mà anh nói là "cho trọn bộ âm dương
với Bà tôi".
"Ông
tôi" có "giẫm chân" lên "Bà tôi"?
- Sau
thành công của Bà tôi, nghe nói nhạc sĩ Lê Minh Sơn thách Nguyễn Vĩnh Tiến viết
tiếp Ông tôi xem có thành công được như Bà tôi?
- Không phải
chỉ có Lê Minh Sơn, mà tất cả mọi người sau khi nghe Bà tôi đều
hỏi tôi: Thế "Ông tôi" đâu? Nó như một quán tính thôi.
Tôi trả lời là: Có chứ! Tự dưng câu chuyện đó lại trở thành một thách thức đối
với mình.
Trong một lần
đi cũng đoàn làm phim "Tìm kiếm vẻ đẹp tiềm ẩn" tại
thị xã Phú Thọ. Khi ấy tôi đang đi qua bến đò Tình Cương băng qua sông Thao
hướng về dãy núi Đọi Đèn ở huyện Cẩm Khê, có cái đàn bên cạnh, tôi cầm lên và
tự dưng bật ra lời hát và giai điệu: "Ông... Tờ mờ sáng ông đi về
phía núi... ư hư… Đồi núi mở ra…".
- Ông tôi
ra đời sau Bà tôi, vậy liệu "Ông tôi" có "giẫm chân" lên
"Bà tôi"?
- Tất
nhiên "Ông tôi" thì phải là cách đặt vấn đề khác.
Nếu như "Bà tôi" là một câu chuyện quyến luyến cảm
động thì ông tôi lại là một câu chuyện khác.
Hình tượng
người ông được xây dựng giống như những ngọn núi của miền đất trung du. Đời
thực, ông tôi là một du kích sông Thao. Tôi lại viết bài hát này trên chính
mảnh đất sông Thao thì nó phải mang một khí phách rất khác.
Từ đây tôi
cũng nhận thấy là những bài hát trong thời kỳ gần đây mà mang được ước ao lớn
lao của con người thì không nhiều lắm. Và tôi muốn khắc họa hình ảnh ông tôi theo
hướng đó, tức là khắc họa hình tượng ông trong một bối cảnh thiên nhiên.
Nhạc thời
chống Pháp, chống Mỹ thì không gian âm nhạc rất lớn, thiên nhiên được đưa vào
rất đẹp. Vì những người nhạc sĩ cũng chính là những người lính được đi dọc
chiều dài đất nước nên các bài hát của họ cũng mang một tâm thế rất đẹp.
Nhưng ở thời
này, người ta đang bị thu lại trong những câu chuyện nho nhỏ. Cũng có sự sâu
sắc nào đó nhưng không có những cái lớn lao, hùng vĩ. Với Ông tôi,
tôi muốn khắc họa hình tượng một người ông nhưng cũng đồng thời là một người
nông dân, một người lính.
- Tôi nghe Ông tôi thì thấy nó có chất
rock. Rất bất ngờ khi Nguyễn Vĩnh Tiến lại chọn cho mình thể loại này khi thế
mạnh của anh là dòng dân gian đương đại?
- Bài này là
Country rock, cũng có hơi hướng dân gian đương đại. Theo tôi nghĩa là trong dân
gian đương đại cũng có nhiều sự chuyển tiếp. Đương đại không phải là một thể
loại cụ thể mà đương đại là tổng hợp của tất cả các thể loại đã có. Bất kỳ sự
định nghĩa nào để gắn vào nó cũng là cũ kỹ và cứng nhắc. Chúng ta có thể chọn
hơi thở của đương đại cho bất kỳ thể loại nào để nhân nó lên.
Rock không
phải là rock, R&B không phải là R&B khi nó đến Việt Nam , nó phải mang hơi thở của những người đương
đại ở Việt Nam .
Nếu chúng ta cứ định nghĩa thì khác nào dạy con rết tập đi. Con rết nó đi được
là do sự uyển chuyển rất tự nhiên của nó, giờ lại bảo nó phải bước chân theo
một quy tắc nào đấy thì nó ngã ềnh ra ngay.
"Tiến
style" hay gì...?
- Phải
chăng như anh nói thì thể loại anh viết sẽ là một thể loại nhạc mang chính tên
Nguyễn Vĩnh Tiến, do anh "sáng tác" ra?
- Có thể lắm
chứ! Khi nghe một bài hát họ sẽ nhận ra đây là của Nguyễn Vĩnh Tiến rồi. Vậy là
có thể có "Tiến style". Cũng như trên thế giới có nhiều người cũng
không biết xếp họ vào thể loại nào cả, như cô Bjork chẳng hạn. Người ta cũng đã
cố gắng gắn nhạc cô hát với đủ thể loại như new age, jazz... nhưng không thể,
cuối cùng thì vẫn phải gọi là nhạc Bjork thôi.
Tại sao chúng
ta lại cứ phải nhốt nó vào những thể loại đã định nghĩa cũ kỹ từ hàng thập kỷ
trước. Nói là tôi tạo nên một thể loại mới thì lại bảo là kiêu ngạo, nhưng thực
tế sự khác biệt của các cá nhân trong thời hiện đại này cho phép người ta tạo
nên những cá tính riêng.
Nguyễn Vĩnh Tiến viết về bài Ông tôi trên blog: "Trưa
nay ngồi nghe bản nhạc nháp.../ Nhớ Ông Nội quá.../ Ông tôi mất đã được 15 năm
rồi.../ Ông ngã vào triền đồi, nằm trong triền đồi.../ Vậy mà tôi vẫn tưởng ông
đi đâu đó trên một con đường dốc trung du.../ Ông tôi hay đọc sách và rượu hay
uống ông, cơn say lẽo đẽo theo gót.../ Chiều ngất ngư bàn chân màu đỏ lưng
đồi.../ Con đường say quá, tháng ngày say đến tận bây giờ..."
- Ngọc
Khuê thì xưa nay người ta đâu đánh giá là có thế mạnh về rock, vậy sao anh lại vẫn
chọn cô ấy hát Ông tôi?
- Ở đây sẽ là
Ngọc Khuê khác, người ta không thể đứng mãi "bên bờ ao nhà mình"
được! Dòng sông thì phải chảy, Khuê thì phải thay đổi. Vốn dĩ Khuê thường được
đánh giá là rất hợp với nhạc Lê Minh Sơn bởi chất giọng lảnh lót, nhưng đấy là
chuyện khác. Khi kết hợp với tôi, Nguyễn Vĩnh Tiến, thì Ngọc Khuê sẽ phải thay
đổi là một Ngọc Khuê của nhạc Nguyễn Vĩnh Tiến.
- Ngày xưa
anh từng nói anh có một kho bài hát, đủ các thể loại pop, rock, rap, jazz,
hiphop, R&B... Trong số này đã có Ông tôi chưa?
- Lúc đó thì
chưa có Ông tôi. Vì nó mới được sáng tác cách đây vài tháng. "Ông
tôi" là một cặp âm dương cho nó trọn bộ với "Bà tôi".
- Tính
dương nào thế?
- Bài này bản
thân khi tôi cầm đàn hát thì mọi người rất thích, từ giới chuyên môn đến những
người nghe nhạc. Tuy nhiên những hình ảnh của Ông tôi mang
tính khái quát hơn, ca từ của nó cũng bí hiểm hơn, nó không thể dễ hiểu
như Bà tôi.
- Với tính
"trừu tượng hóa" như anh nói trong Ông tôi thì liệu nó có thể gây được đột phá gì như Bà
tôi?. Đã nghe ca khúc này và tôi thấy nó không được "phổ thông"
như Bà tôi, cả về phần lời lẫn nhạc...
- Tất nhiên
là Ông thì phải khác Bà rồi. Tại sao các cụ nói: "Đàn ông nông nổi giếng
khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu". Vì đó là hai vũ trụ khác nhau nên
không thể nào hát Ông giống Bà được!
Bà tôi thể hiện sự tình cảm yêu
thương, trìu mến của một người bà, đến đâu bộc lộ đến đó, nhưng ông thì không.
Tất cả nó đều trầm lắng ở bên trong, và ngoại cảnh đó sẽ giúp ông trở thành một
hình tượng.
- Dường
như anh rất tự tin về thành công của Ông tôi sau thành công của Bà tôi?
- Tự tin
trước hết là ở khối cảm xúc của mình, thứ hai là ở sự thay đổi trong bút pháp
của mình. Sự nỗ lực của cả một êkíp sau Ông tôi là có thật.
Tôi, Phan Cường, Ngọc Khuê đều đã rất cố gắng.
- Cảm ơn
nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến!
DANH ANH – Theo:
VTC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét