Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

Lòng mẹ


Nâu sòng
Bạc áo mẹ tôi
Trĩu cong đòn gánh
Gánh đời nắng mưa
Thân cò
Lặn lội sớm trưa
Thương cây lúa ngả
Trắng bờ ca dao.

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Tâm sự cô giáo dạy văn


                                                Trên bục giảng em toàn nói chuyện thần tiên
                                      Cô Tấm dịu hiền được Phật, thần giúp đỡ
                                      Chàng Kim chung tình chẳng vẹn toàn hạnh phúc
                                      Nước mắt nàng Kiều đẫm ướt những trang thơ.

                                      Nguyệt Nga đã gặp được Vân Tiên chưa?
                                      Để khắc khoải trái tim ông Đồ Chiểu
                                      Bạn đến chơi nhà sao để thiếu
                                      Cả trầu không... hỡi cụ Tam Nguyên?

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Đại hội đại biểu Hội Cựu Giáo Chức tỉnh Phú Thọ lần thứ II

        PTO – Ngày 21-11, Hội Cựu Giáo Chức tỉnh Phú Thọ đã tổ chức đại hội đại biểu lần thứ II, nhiệm kỳ 2013 – 2018. Đến dự có Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo Nhân dân Phạm Minh Hạc – Chủ tịch Hội Cựu Giáo Chức Việt Nam; các đại biểu gồm có: Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Dân Mạc; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Kế San; Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Phù Tiêu; Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Huy Hoàng; Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; cùng 108 đại biểu đại diện cho trên 8000 hội viên Hội CGC trong toàn tỉnh.
 
Ông Hoàng Dân Mạc tặng hoa chúc mừng Đại hội.
        Phú Thọ là một trong những địa phương sớm thành lập Hội Cựu Giáo Chức (CGC). Đến nay, 13/13 huyện, thành, thị và 88% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã có tổ chức hội, đạt tỷ lệ gần 96% so với số cán bộ, công chức, viên chức ngành giáo dục về nghỉ hưu. 

Thầy giáo làng

Viết về người thầy giáo dạy Cấp I quê tôi cách đây hơn 30 năm.


Đi qua hai cuộc chiến tranh
Thầy về quê hương dạy học
Sáng sớm đến trường, Thầy dạy.
Chiều về vội vã ra đồng!

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

Bài ca vọng cổ: Về thăm trường cũ


                Thơ:
                Mải lo bươn chải với đời
                Nay thăm trường cũ bồi hồi nhớ trông
                Thầy cô, bạn hữu đâu còn
                Lớp xưa, bàn cũ màu sơn đắp bồi.

Xướng họa: Mừng ngày Nhà giáo Việt Nam

            Bài xướng:
Lời thầy

     Thầy cho nửa chữ cũng nên Người 
     Còn ngóng theo thuyền chỉ giáo lời: 
     Khôn khéo kinh bang nhờ địa lợi
     Khiêm nhường sách lược dựa thiên thời
     Ngũ thường đạo học còn phơi phới
     Tứ đức gia truyền mãi sáng ngời
     Khai trí nghìn thu trang vở mới
     Cảo thơm trọng nghĩa ngát sao trời.!

LÊ ĐĂNG MÀNH (Quảng Trị)



Thứ Ba, 19 tháng 11, 2013

Thăm trường

 
Trường tôi vào tuổi năm mươi
Về thăm sống với xanh tươi ngày đầu
Trò đi muôn nẻo đẩu đâu,
Quên sao lán nứa đèn dầu tái tê,
Phổ thông trung học Cẩm Khê
Bên sông Hồng hát chở về phù sa
Nửa vòng thế kỷ thăm nhà
Cấp ba thuở ấy mặn mà đường xa
Năm mươi năm gắng vượt qua
Thác ghềnh thử thách thăng hoa trưởng thành!

Mừng vui gặp thầy

 
Xa thầy mấy chục năm rồi
Chúng em từ bốn phương trời về đây
Thầy trò ngày ấy tóc mây
Giờ làn mây trắng đang bay trên đầu
Mắt cười mừng bắt tay nhau
Chúng em vững bước vượt cầu thầy đưa.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2013

Vọng tiếng thầy

 

Con đi trên những miền kỷ niệm
Thầy ơi…!
Kỷ niệm hòa tan trong mùa thu xao xuyến
Đâu chỉ là mùa thu!
Một nụ cười sáng
Lòng con mát lành
Ánh mắt cao xanh
Tâm hồn con bay bổng
Và…

Em có về hội trường?

Em có về dự hội trường không
Trường Cẩm Khê trung học phổ thông?
Đất anh hùng có Ngô Quang Bích
Có chiến khu Vạn Thắng cờ hồng.
Bia chiến thắng Chủ Chè: Pháp bại
Giặc ôm đầu máu đỏ loang đồng!

Chúc tết thầy

     Trò xa đến chúc tết thầy
     Trái tim xao xuyến như ngày ấu thơ
     Ra trường từ bấy đến giờ
     Xuân xanh tích tụ, vụt mùa đông sang.

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Thơ tặng thầy tôi



Bài thơ này tôi viết tặng một người
Tặng người thầy lòng tôi luôn kính phục
Người thầy đã dạy cho tôi kiến thức
Để tôi sau này vững bước tương lai.

Thầy tôi


Ngần ấy tuổi con thuyền vẫn lái
Tóc bạc màu ở mãi một dòng sông
Khách qua rồi có trở lại nữa không?
Có còn nhớ tấm lòng người dạy dỗ?

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Học và làm theo thư Bác như thế nào cho hiệu quả?

Hôm nay kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành Giáo dục (15/10/1968 – 15/10/2013). Bức thư cuối cùng này (trong số 22 bức thư Bác Hồ gửi cho ngành Giáo dục) cho tới nay vẫn còn nguyên vẹn giá trị lịch sử.


Ngay từ đầu năm học, toàn ngành giáo dục đã phát động phong trào thi đua học tập lời dạy của Bác và có nhiều hình thức phong phú, phù hợp, thiết thực đẩy mạnh phong trào. Vấn đề cốt lõi là ở chỗ, làm thế nào để giáo viên và học sinh, trong giai đoạn lịch sử mới hôm nay học tập thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác, từ đó có những hành động thiết thực làm theo những lời Bác dạy. Thông qua phong trào thi đua, toàn ngành học tập và vận dụng sáng tạo lời dạy của Bác trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng của mỗi nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên.

Câu đối mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam




Xã hội tôn vinh, thầy quyết tâm cho xứng danh thầy giỏi
Gia đình hy vọng, trò rèn luyện để đích thực trò ngoan

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013

Chùm thơ xướng họa: TÌNH BẠN và THIỀN

Bài xướng:
Thăm mộ người tri kỷ

Cố nhân thăm viếng, bặt lâu nay
Trút nỗi tâm tư muốn giãi bày
Trông xuống nấm mồ hương phảng phất
Nhìn lên đỉnh núi lệ đong đầy.
Bởi hồn bạn cũ còn vương vấn
Nên dạ người xưa vẫn ngất ngây
Tri kỷ năm nao đà khuất nẻo
Mái trường yêu dấu vẫn còn đây.

PHẠM THỊ QUYỀN (Cựu giáo chức, Tình Cương, Cẩm Khê, Phú Thọ.
ĐT: 01658205487. E-mail: baquyentinhcuong@gmail.com)

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Mời về Phú Thọ

Thân tặng quê hương Đất Tổ


     Bạn về Phú Thọ cùng tôi 
     Mà xem lễ hội vui chơi chốn này 
     Mời dùng đặc sản chiều nay 
     Cá lăng, cá thính ở ngay Việt Trì 
     Món ngon vị lạ thiếu gì 
     Hồng Gia Thanh ngọt, Cẩm Khê mận nhiều 
     Đoan Hùng vườn bưởi tôi yêu 
     Trám đen, trám trắng vườn nhiều mận mơ.

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Về với sông Thao

Lần đầu về với sông Thao
Anh choáng váng
trước trời em huyền hoặc;
Đôi mắt
giật mình kinh ngạc;
Bàn tay
ngơ ngác lấn tìm…
Sông Thao - đoạn chảy qua xã Tình Cương (bên kia là bến phà) - Ảnh: Nhật Minh.

Sông Thao
ngày đêm nước xiết
Gập ghềnh
đá thác cheo leo;
Bờ lau
rậm rạp
Xa xa cờ lúa rung reo…

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Phú Thọ trong tôi!

Phú Thọ là nơi tôi sinh ra và lớn lên, nơi găn bó với một thời tuổi thơ của anh em tôi cũng lũ trẻ con trong xóm, với những trò nhảy dây, ô quan, đánh khẳng, với những buổi trưa trốn ngủ đi chọc cọ hay mò cua… Quê tôi là con đường đất dài lê thê đã đưa bước chân tôi tới lớp. Và rồi lại đưa tôi đi những bước xa hơn. Nay, tôi xa quê, thì nơi ấy lại là cả nỗi nhớ da diết tuổi thơ cùng với chút xót xa. Tôi ước mình cũng có thể có một tấm vé đi tuổi thơ, nhưng xin đừng là vé khứ hồi. Bởi mọi thứ giờ đây đã đổi khác nhiều, nhưng có những hình ảnh sẽ chẳng phai nhạt trong tôi.

Rừng cọ quê tôi xưa.

Quê tôi là vùng đất trung du với những rừng cọ, đồi chè mà không ít văn thơ đã ca ngợi. Tuổi thơ tôi cũng đã gắn bó với hai thứ cây đặc trưng ấy. Tôi còn nhớ rất rõ, ngày nhỏ cứ buổi trưa là anh em tôi thường trốn mẹ theo mấy anh lớn hơn trong xóm đi chọc cọ trong rừng. Rừng cọ ấy cũng khá xa nhà tôi, nhưng đó là rừng cọ lớn nhất mà mấy anh biết, nó trải dài mấy quả đồi, xanh mướt, tán cọ luôn xòe rộng. Đứng trong rừng cọ rất mát, tôi và mấy con bé nữa cứ ngửa mũ mà nhặt những quả cọ to nhất để chiều về khi bố mẹ chúng tôi đi làm hết thì cả lũ ỏm cọ mà ăn với nhau, tới khi cười răng đứa nào cũng đen nhem nhuốc… Có lẽ tôi không bao giờ có thể nhìn thấy rừng cọ trải dài những quả đồi, không bao giờ thấy anh tôi dồn đuổi tôi trong rừng cọ ấy nữa. Bây giờ, rừng cọ ấy không còn nữa và chỗ tôi ở không còn trông thấy nhiều cọ nữa, người ta đã chặt bỏ cọ trồng chè và trồng rừng vì hiệu quả kinh tế hơn.

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Ngày giỗ Tổ


Mùng mười tháng ba, nhớ ngày giỗ Tổ
Hoa gạo rực trời lòng dạ xôn xao
Theo bước Lang Liêu người con hiếu thảo
Cháu con tìm về thành kính tổ tiên.

Thứ Ba, 5 tháng 11, 2013

Đại hội đại biểu Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ lần thứ III

Hôm qua 04-11, Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2013 – 2018. Tới dự có các vị đại biểu: ông Nguyễn Mạnh Cầm, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch danh dự Hội đồng Quản lý Quỹ khuyến học, khuyến tài Đất Tổ; ông Hoàng Dân Mạc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch Danh dự Hội Khuyến học tỉnh; ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ khuyến học, khuyến tài Đất Tổ; các vị lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; các vị lãnh đạo các sở, ban, ngành, huyện, thị, thành và 220 đại biểu ưu tú đại diện cho hơn 300 ngàn hội viên Hội khuyến học các cấp tỉnh Phú Thọ.


Nhiệm kỳ 20082013 vừa qua, Hội Khuyến học tỉnh đã được kiện toàn, củng cố và lan tỏa đến khắp các vùng miền trong tỉnh, trở thành tổ chức hội có tỉ lệ tập hợp hội viên cao nhất với gần 310 nghìn hội viên, đạt 23,4% dân số toàn tỉnh. Các cấp Hội đã vận động được trên 60 tỷ đồng, thưởng cho trên 700 nghìn học sinh giỏi; trên 53 nghìn học sinh đạt giải qua các kỳ thi học sinh giỏi các cấp; hỗ trợ hơn 9 nghìn suất học bổng; tặng gần 4.000 suất quà tết; tặng 400 xe đạp và hàng vạn cuốn vở viết,… với tổng số tiền trị giá gần 50 tỷ đồng.

Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Từng bước xây dựng chuẩn quốc gia về y tế

PTO – Xây dựng chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn II (2012 – 2015 và đến 2020) nhằm tiếp tục khai thác mọi nguồn lực để củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế xã, phường, thị trấn; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở đáp ứng yêu cầu chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Để hoàn thành mục tiêu từ nay đến cuối năm, huyện Cẩm Khê có 8 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn II, các cấp ngành trên địa bàn huyện đã có nhiều giải pháp nhằm thực hiện kế hoạch đề ra.

Khám bệnh tại Trạm y tế xã Tình Cương.

Đến nay, mặt bằng diện tích để xây dựng cơ sở nhà trạm của 31 trạm y tế xã, thị trấn đều đảm bảo theo tiêu chí. Riêng về cơ sở vật chất hạ tầng, huyện mới có 3 trạm đạt tiêu chí này là: Tình Cương, Tùng Khê, Xương Thịnh; số trạm còn lại điều kiện cơ sở vật chất ban đầu chưa đạt tiêu chí cần được nâng cấp, cải tạo, xây mới bổ sung. Trang thiết bị y tế hầu hết cũng chỉ dừng lại ở mức thiết yếu để có thể thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Về nguồn nhân lực, để phấn đấu đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn II thì 6 trạm hiện chưa có bác sỹ gồm: Phượng Vỹ, Phương Xá, Phùng Xá, Sai Nga, Hiền Đa và Đồng Lương sẽ phải bổ sung thêm đội ngũ cán bộ theo đúng quy định.

Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2013

Việc làng

Quanh Bạch Hạc, thuộc Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Tây có rất nhiều làng cổ. Những làng cổ ra đời từ thế hệ thứ nhất trong tiến trình phát triển Làng Việt. Trong số ấy có nhiều làng hình thành từ sơ sử hoặc văn hoá tiền Hùng Vương phát triển liền mạch đến giờ. Dấu tích các niên đại khảo cổ học ở các làng đó chứng minh điều ấy. Các làng cổ này còn các tên nôm Thuần Việt một âm tiết với điểm tụ cư chưa gọi là Làng mà là các chạ, kẻ: Kẻ Quất, Kẻ Me, Kẻ Chẹo, hoặc Chạ Hoa, Chạ Trồi... Trước khi các điểm tụ cư gọi là Làng còn bị gọi là hương, giáp. Từ khi phải ghi tên Làng vào sổ Bộ thì người ta đổi tên nôm một âm tiết thành tên chữ Hán Việt với nguyên tắc chung giữ lấy thanh âm và ngữ nghĩa của tên gốc, thí dụ Kẻ Gáp gọi là làng Thạch Cáp. Kẻ Sỏi gọi là Làng Thạch Sơn, Gáp gọi là Thạch Cáp vừa đồng âm vừa có nghĩa là gặp, là làng mà giới sử học gọi là nơi gặp gỡ giữa phương Nam và phương Bắc, giữa văn hoá Lạc Việt và văn hóa Điền Hoa Hạ. Nơi ấy ở Tây Bắc Việt Trì từng xảy ra nhiều trận đánh lớn ở thời Trần thời Lê phá tan các đạo quân từ Vân Nam xuống.

Phát gạo từ thiện tại chùa Long Khánh, xã Tình Cương.

Qua khảo cổ, tên gọi, tục hèm cầu tế đến thần tích, truyền thuyết mà ngày nay ta có thể đoán định niên đại của nhiều làng. Các làng hình thành do từng nhóm cư dân tụ cư trên gò đồi hướng mặt xuống đầm bãi khai khẩn thành ruộng nước để trồng lúa. Do định canh cấy lúa mà người ta phải ở định cư thành làng. Người nông dân Việt Nam qua ngàn đời lấy “nông vi bản” nên sớm xác định phải “an cư lạc nghiệp”. Làng lúc đầu hình thành lên từ các nhóm cư dân đồng huyết, có thể buổi đầu theo dòng mẹ (nữ quyền) về sau là dòng cha (phụ quyền). Những gia đình bốn đời ở chung gọi là tứ đại đồng cư hoặc ngũ đại đồng đường, chung một từ đường thờ cụ tổ năm đời. Những làng hình thành từ một họ thường lấy tên họ đặt tên làng như làng Cao Xá (làng của họ Cao), Đinh Xá (họ Đinh), rồi Ngô Xá, Hoàng Xá, Đào Xá, Phùng Xá...