Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước,
làng võ Việt xôn xao bởi sự xuất hiện của một phái võ kỳ lạ, gọi là "võ
bùa" hay "thần quyền". Người theo môn võ ấy không cần luyện tập quyền
cước mà chỉ cần thổi hương, uống bùa, gọi thần chú là có sức mạnh muôn người
khôn địch... Bởi cách thức có phần thần bí đó mà nhiều môn phái khác đã tìm các
lò dạy võ bùa để tìm hiểu thực hư, phân tài cao thấp. Sự "truy sát"
ấy, cùng nhiều lý do khác nữa nên chỉ ít thời gian sau, võ bùa phải lui vào ẩn
dật.
Cao nhân ẩn tích
Sau màn ra mắt vào những năm 80 của thế
kỷ trước, võ bùa bỗng dưng mất hút một cách khó hiểu trên "chốn giang
hồ". Không ai biết đệ tử của võ bùa ở đâu, hiện đang sống như thế nào, còn
lao tâm khổ tứ tập luyện hay không?
Gần đây, một lần lang thang trên mạng,
tôi tình cờ đọc được thông tin của một môn sinh "chánh phái" nói
rằng, trước đây có hai cao thủ phái Thất Sơn đem võ bùa về dạy ở Hà Nội và
chính họ là những sư phụ đầu tiên của môn phái ở đất Kinh kỳ. Thông tin trên mơ
hồ, chỉ nói người thứ nhất tên Thành, làng võ vẫn gọi là Thành
"vuông", người thứ hai tên là Chín, giang hồ gọi là Chín
"cụt".
Liên hệ với một số cao thủ võ lâm ngoài
Bắc thì được biết, Thành "vuông" tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thành, từng
sống ở khu vực Ô Chợ Dừa (Hà Nội), giờ đã qua Nga lập nghiệp. Người thứ hai là
Chín "cụt", tên đầy đủ là Ngô Xuân Chín, là thương binh, hiện không
biết phiêu dạt phương nào.
Thông tin trên làm tôi nhớ lại lần trò
chuyện với võ sư Chu Há, Chủ nhiệm võ đường Hồng Gia. Võ sư Há cho biết, thuở
trước Chín "cụt" có tham gia một số phong trào thể thao của người
khuyết tật và ngay từ buổi đầu tiên ấy, Chín cùng đệ tử đã từng dùng võ bùa để
giành huy chương vàng tại một hội khỏe năm 1986.
Nhờ manh mối này, tôi vội tìm đến ông
Vũ Thế Phiệt, Tổng Thư ký Hiệp hội Thể thao người khuyết tật Việt Nam. Từ số
điện thoại ông Phiệt cho, tôi đã tìm được "cao nhân" ẩn tích bấy lâu
nay – ông Chín.
Phận duyên tiền định
Vợ chồng ông Xuân Chín hiện đang sống ở
một khu đô thị yên ả trên đường Lạc Long Quân (Hà Nội). Trò chuyện, Xuân Chín
bảo, Thất Sơn Thần Quyền với ông như có duyên trời định.
Thời trai trẻ, Chín là lính trinh sát
đóng quân ở tỉnh biên giới Cao Bằng. Khi còn ở quê nhà, bởi hiếu động nên Chín
từng theo đám trai làng lăn lộn học quyền cước của mấy võ sư vườn, cũng lận
lưng dăm ba miếng phòng thân. Bởi thế, khi hay tin trong trung đoàn có một đồng
đội thường diễu quyền, phóng cước sau khi xong xuôi việc nhà binh, Chín muốn
tìm đến xem "mặt mũi" thế nào và nhân thể thử tài luôn để phân cao
thấp.
Sau nhiều lần hò hẹn, "thằng
cha" đó cũng nhận lời thách đấu. Thế nhưng sau 2 lần "tỉ thí",
Chín đều thua không kịp vuốt mặt. Chín đấm, đá cật lực mà cứ như đánh vào bị
bông, đối thủ chẳng hề đổi thay sắc mặt. Đánh nhiều đuối sức, chùn tay, nên
đành phải xin thua.
Từ sau trận quyết đấu đó, hai người trở
thành bạn. Lúc này Chín mới biết người kia theo học Thần Quyền của phái Thất
Sơn, từ một sư phụ ở quê nhà, xã Văn Khúc, huyện Sông Thao, tỉnh Phú Thọ. Những
câu chuyện mà người bạn kể về môn phái lạ lùng đã khiến Chín mê mệt. Anh ước ao
có ngày được về quê bạn bái vị sư phụ ấy làm thầy.
Và rồi cái ngày anh mong mỏi ấy cũng
đến. Được sự giới thiệu, ngay đêm hôm ấy, anh đã được diện kiến kỳ nhân. Người
ấy là danh sư Nguyễn Văn Lộc, một nông dân chân chất, cũng chỉ hơn anh cỡ trên
chục tuổi.
Thế nhưng hôm ấy, ý nguyện, mơ ước của
anh đã không thành. Dù đã cố nài nỉ hết nước hết cái nhưng vị danh sư ấy vẫn
không chịu thu nạp Chín làm đệ tử. Tuy mưu sự không thành nhưng anh vẫn không
thôi hy vọng của mình.
Chừng tháng sau, anh lại tay nải từ Cao
Bằng tìm về Phú Thọ. Lần này, thứ mà anh nhận được vẫn chỉ là những cái lắc
đầu. Thế rồi, một lần (năm 1981), lúc đi làm nhiệm vụ, anh bị thương phải cắt
bỏ hoàn toàn chân phải. Khi vết thương liền da, nhớ miền quê Văn Khúc và ông
thầy võ... khó tính, anh lại lóc cóc tìm về.
Đi cùng anh lần này có cả Thành
"vuông", một chàng trai Hà Nội, nghe tiếng vị sư phụ kỳ lạ mà háo hức
muốn được tỏ tường. Gặp mặt, vị danh sư nói thẳng thừng: "Anh lành lặn tôi
còn không nhận, huống chi nay đã là người tàn phế! Anh không học võ được đâu!".
Câu nói đó đã làm ruột gan Chín quặn thắt. "Đau" hơn khi bạn đồng
hành với anh, Thành "vuông", lại được sư phụ thu nạp.
Uất ức, trước khi ra về anh... thề:
"Sư phụ nhận tôi thì 6 tháng tôi xuống một lần! Không nhận thì tháng nào
tôi cũng xuống!". Tháng sau, một mình, anh xuống thật. Lần này, thấy anh
lóc cóc chống nạng vượt quãng đường hơn 25 cây số từ ga Phú Thọ sang, vị danh
sư đã động lòng trắc ẩn. Ông đã đồng ý truyền võ cho anh nhưng với điều kiện
chờ ngày tốt, về Bắc Giang ông mới dạy.
Võ phái kỳ lạ
"Ngày tốt" ấy là ngày 09/10/1984.
Đã hẹn trước, anh Chín có mặt tại nhà một người quen của sư phụ ở làng Mỹ Độ,
sát thị xã Bắc Giang. Đến được ít phút thì sư phụ anh cũng xuất hiện. Ngay
chiều hôm ấy, anh đã thành người của phái Thất Sơn. Cũng ngay ngày hôm ấy, anh
mới tường tận về môn phái của mình.
Theo lời thầy Lộc thì "thủ
phủ" của Thất Sơn Thần Quyền nằm ở Huế, do tông sư Nguyễn Văn Cảo nắm
quyền chưởng môn. Sáng tổ Nguyễn Văn Cảo học Thần Quyền từ một vị cao tăng
người Ấn Độ. Cao tăng lưu lạc sang Việt Nam từ khi nào thì đến giờ vẫn không ai
biết rõ. Tới Việt Nam, ông chọn vùng Bảy Núi (An Giang) làm chốn tu hành (có lẽ
bởi bậc thánh nhân tu luyện nơi non thiêng này nên thầy Cảo đã đặt tên môn phái
của mình là Thất Sơn).
Dựa trên những căn bản mà vị tu sĩ lạ
lùng ấy truyền dạy, thầy Cảo đã truyền dạy thần quyền cho nhiều người khác.
Thần quyền học nhanh, do vậy chỉ trong thời gian ngắn, ở Huế đã có rất nhiều
người trở thành môn đồ của võ phái này.
Khi nhập môn, môn đồ của môn phái phải
đứng trước ban thờ thề đủ 9 điều (càng học cao thì số lời thề càng tăng thêm và
cao nhất là 16 điều). Sau đó, mỗi người sẽ được sư phụ mình phát cho hai lá bùa
hộ thân, một vuông, một dài. Trên những lá bùa ấy có vẽ hình đạo sĩ ngồi thiền
và những "thông số", "mật mã" riêng của môn phái.
Trước khi truyền thụ những câu thần
chú, bí kíp võ công của môn phái thì hai lá bùa ấy được đem đốt, lấy tro hòa
vào nước cho người mới nhập môn... uống cạn. Thần chú của môn phái thì có rất
nhiều, gồm chú gồng, chú xin quyền, chú chữa thương... Đã được truyền thần chú
thì môn sinh cứ tự mình gọi chú mà xin sức mạnh, mà tập quyền cước.
Tuy thế, trước khi tập, người luyện
thần quyền phải được sư phụ mình khai thông tất cả các huyệt đạo trên cơ thể.
Việc ấy, các sư phụ của Thất Sơn thường làm bằng cách dùng nắm nhang đang nghi
ngút khói thổi vào huyệt đạo của đệ tử. Với môn sinh là nam giới thì dùng 7 nén
nhang thổi 7 lần vào mỗi huyệt đạo. Môn sinh là nữ thì dùng 9 nén, thổi đúng 9
lần.
Thần chú vào... võ công ra
Anh Chín kể, hôm ấy, xong nghi thức
nhập môn, sư phụ Lộc đã kéo anh ra sân và chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ, ông đã
truyền thụ xong xuôi cho anh lời chú xin quyền.
Theo lời của sư phụ Lộc, lời chú ấy anh
không được phép tiết lộ cho bất kỳ ai nếu chưa được phép của những người đứng
đầu môn phái. Truyền chú xong, sư phụ anh bảo, cứ nhẩm theo câu chú ấy mà
luyện. Chú "nhập" đến đâu thì công phu tự khắc... ra đến đó.
Thấy thầy dạy mình quá nhanh, anh hết
sức ngạc nhiên. Cứ nghĩ, có lẽ bởi gượng ép khi thu nạp nên thầy Lộc mới dạy
anh một cách sơ sài đến vậy. Sau này, khi trình độ bản thân được nâng cao, anh
mới biết, với anh cuộc truyền thụ kỹ năng cơ bản của môn phái như vậy là quá
lâu.
Thường thì khi truyền chú cho đệ tử
khác, thầy Lộc chỉ làm trong thời gian vỏn vẹn 15 phút là xong. Anh cũng vậy,
khi được phép dạy đệ tử, anh cũng chỉ mất ngần ấy thời gian là đã... hết bài.
Còn học như thế nào, luyện như thế nào, trình độ đạt đến đâu là cơ duyên của
mỗi người chứ thầy không chỉ bảo được.
Ngay chiều hôm ấy, thầy Lộc đã kéo anh
ra khoảng sân rộng, bắt đầu luyện tập quyền pháp. Trước khi tập, thầy lấy nắm
nhang nghi ngút khói thổi vào tất cả những huyệt đạo trên cơ thể anh. Làm xong,
thầy bảo anh nhẩm đọc chú để... gọi võ về. Thật ngạc nhiên, khi vừa đọc chú
xong, anh bỗng thấy mình lâng lâng như người say rượu. Lúc thì thấy tay mình
nhẹ bẫng, lúc thì thấy nặng như đang khuân cả khối sắt trăm cân.
Chín kể, khi đã "nhập đồng",
cứ thấy nhẹ bên tay nào là "chưởng" đánh ra tay ấy. Trạng thái không
kiểm soát ấy đã khiến anh lúc thì lăn lộn trên đất, lúc thì nhảy tưng tưng trên
không, lao đầu vào tường, vào bụi gai cũng không hề hay biết.
Tỉ thí tranh tài
Hết nghỉ phép, Xuân Chín về nơi an
dưỡng. Vì đang chờ chế độ nên anh có nhiều cơ hội để luyện tập môn võ mà mình
vừa được học. Cứ đêm đến, anh lại một mình chống nạng lên quả đồi ở gần đó
luyện tập. Sáu tháng sau, anh quay lại Văn Khúc để thầy Lộc kiểm tra
"trình độ".
Sau bữa cơm chiều, thầy Lộc bảo ông sẽ
không trực tiếp kiểm tra mà nhờ thầy "cao tay" hơn thẩm định. Vị ấy
tên Cư, nhà ở gần bến phà Tình Cương, cách nhà thầy Lộc chừng 15 cây số. Thần
Quyền ở Văn Khúc chính là do ông Cư mang từ trong Huế ra truyền dạy.
Tối hôm đó, hai thầy trò đã đèo nhau
đến nhà ông Cư. Biết Chín muốn thử trình độ của mình, ông Cư đã gọi hai đệ tử
to như hộ pháp đến. Trước khi đánh, ông Cư giới thiệu, hai đệ tử của ông được
gọi là những “cây đấu” của Thất Sơn. Những ai muốn "khẳng định thương
hiệu" của riêng mình thì đều phải đánh với hai "cây đấu" ấy.
Ngay phút khởi động, một “cây đấu” đã
táng thẳng vào mặt Chín cú "thôi sơn" khiến anh nổ đom đóm mắt. Nhưng
ngay sau cú đánh ấy, anh thấy mình tự dưng lùi ra, quay hẳn lưng vào đối thủ.
Chẳng cần để mắt động tác khó hiểu của anh, người tấn công lại ngay lập tức lao
vào. Thế nhưng, vừa vào gần đến nơi thì bỗng nhiên tay phải Chín vung ra một cú
đòn cực mạnh. Một tiếng “bốp” chát chúa vang lên, “cây đấu” ấy bị đánh văng ra
góc sân và nằm bất động.
Thấy đệ tử mình bị hạ nhanh một cách
khó hiểu, ông Cư vội vàng chạy đến xem thực hư thế nào. Cậu học trò cưng nằm
im, mồm miệng be bét máu. Phần thắng đã thuộc về Chín.
Sắp xếp công việc, ít lâu sau, anh Chín
lại theo thầy Lộc vào Huế để nhờ tông sư môn phái kiểm tra trình độ thật sự của
mình. Chưởng môn phái Nguyễn Văn Cảo (phường Phú Cát, Huế) đã đón hai thầy trò
anh rất thân tình.
Hôm ấy, nhà thầy Cảo có một đệ tử học
Thần Quyền được 10 năm, từ Quảng Bình vào thăm. Thầy Cảo bảo Chín đấu với người
này. Kịch bản của trận đấu ở Phú Thọ đã được lặp lại. Vào trận, ngay màn dạo
đầu, Chín dính đòn tới tấp. Thế nhưng, trong lúc nguy nan, tự nhiên anh thấy
chân mình mềm oặt. Xoay lưng lại đối thủ, anh quỳ xuống như người bị trúng đòn
chí mạng. Đối thủ thấy vậy thừa thắng lao lên...
Nhưng, như có phép tiên, dù chỉ còn mỗi
chân trái mà anh vẫn bật vút lên, lộn trên không một vòng rồi tung cú
"thiết cước" vào thẳng bụng đối thủ. Cú đá ấy đã làm vị kia văng ra,
thầy Cảo ngay lập tức cho dừng trận đấu. Sau trận đấu đó, bởi quá khâm phục sự
tiến bộ kỳ lạ của anh, thầy Cảo đã cân nhắc để anh được thăng đai vượt cấp.
Thế nhưng, điều đó chưa từng có tiền lệ
trong môn phái nên thầy đành để anh ở đai đỏ xuất sư. Người đeo đai đó thì đã
có thể làm thầy, truyền thụ võ công cho những môn sinh khác. Sáu tháng sau, vào
lại Huế, lần này chưởng môn Nguyễn Văn Cảo đích thân ra chợ mua chỉ về se đai
tím cho anh.
Dựng nghiệp bất thành
Rời quân ngũ, anh Chín về quê sinh
sống, thỉnh thoảng ra Hà Nội gặp gỡ bạn bè. Những năm ấy, phong trào chấn hưng
võ thuật cổ truyền ở thủ đô đang ở cao trào, thấy Thất Sơn Thần Quyền của mình
chưa có một tên tuổi trong làng võ Việt, anh và một số người bạn đã quyết tâm
gây dựng môn phái.
Để khẳng định sức mạnh của Thần Quyền,
Hội khỏe Phù Đổng năm 1986 được tổ chức ở Hà Nội, các bạn anh đã tiến cử anh
tham gia. Chuẩn bị cho sự kiện này Chín đã lặn lội lên Cao Bằng, tìm cậu bé mà
trước đây anh đã ngẫu hứng truyền thụ võ công, đưa về Hà Nội cùng mình biểu
diễn. Cậu bé ấy tên Điệp, khi ấy vừa tròn 6 tuổi.
Tại sân vận động Hàng Đẫy, với tiết mục
Thần Quyền của mình, hai thầy trò một tàn phế, một tóc còn để chỏm đã dinh về
hai tấm huy chương vàng trước sự trầm trồ, thán phục của mọi người.
Sau màn ra mắt, được sự "chỉ đường
mách lối" của cố võ sư Đỗ Hóa, anh cùng các bạn đã tìm đến một chức sắc ở
Hội Võ thuật cổ truyền Hà Nội nhằm đưa môn phái "phát dương quang
đại". Thế nhưng, nhiều người cho rằng Thất Sơn Thần Quyền là tà thuật, mê
tín dị đoan nên mong ước của anh đã không thể thành hiện thực.
Dựng phái không thành, anh em tan rã
mỗi người một nơi, Xuân Chín đâm nản. Tuy thế, sau này, tham gia phong trào thể
thao người khuyết tật, anh vẫn đem thần quyền đi biểu diễn ở khắp nơi.
Năm 2004, tại một cuộc liên hoan võ
thuật tại Hàn Quốc, anh đã được ban tổ chức trao tặng huy chương vàng cho tiết
mục Thần Quyền độc đáo của mình. Càng hạnh phúc hơn khi ngay sau đó, hình ảnh
của anh, một người cụt chân đang thăng hoa cùng quyền thuật đã được ban tổ chức
in lên lịch lưu niệm tặng các vận động viên tham gia.
Cũng từ dạo ấy, bởi cuộc mưu sinh anh
đã xin thôi và không tham gia phong trào thể thao nữa. Thần quyền anh cũng ít
tập hơn và cũng không truyền dạy bí kíp võ công này cho bất kỳ ai...
Lời thề của môn phái Thất Sơn Thần Quyền:
Một lòng hiếu thảo với cha mẹ; Không
phản môn phái; Không phản thầy; Không phản bạn; Coi bạn như anh em ruột thịt;
Không cưỡng bức kẻ yếu; Không làm điều gian ác; Không ham mê tửu sắc; Không nản
chí khi luyện tập; Không thoái lui lúc nguy hiểm; Luôn bảo vệ kẻ yếu; Nhịn kẻ
mất lòng ta; Thi hành nghiêm chỉnh những lời thầy dạy; Ôn hòa trong tình bạn;
Không tự cao tự đắc; Cứu người trong lúc nguy nan...
THANH ĐÀO & THIỀU THÚC – Theo: www.nhantrachoc.net.vn
13 nhận xét:
Đầu những năm 80 của thế kỷ trước, Tình Cương là một trong những “cái nôi” của phong trào tập luyện võ thuật theo phái Thất Sơn Thần Quyền (dân gian gọi là “võ bùa”). “Vị tên Cư” trong bài viết này tên thật là Nguyễn Phong Cư, sinh năm 1950, nhà ở chỗ lưng chừng dốc Chủ Chè, làng Tình Cương, xã Tình Cương. Từ năm 1980 – 1985 cao thủ Nguyễn Phong Cư đã huấn luyện được một số “đệ tử”, trong đó có 12 “môn sinh” đã có đẳng cấp khá cao (7 người ở Cẩm Khê, 3 cán bộ công an, 1 bộ đội và 1 ở Hải Phòng). Theo những người rành về môn này cho biết: “Thầy Cư” theo học “Thầy Cảo” (Nguyễn Văn Cảo, ở Huế) từ năm 1976 khi ông còn là công nhân xây dựng cầu đường ở miền Trung. Sau khi “đắc đạo”, Nguyễn Phong Cư về quê Tình Cương sinh sống và góp phần truyền bá môn “võ bùa” này cho khá nhiều người.
Một vị cao thủ thứ 2 ở Tình Cương tên là Nguyễn Trần Cương, nhà ở xóm Chùa, làng Tình Cương, xã Tình Cương (kém ông Cư vài ba tuổi, nhà ở phía sau Tổ Đình Long Khánh hiện nay). Ông Cương khá kín tiếng và cũng đã chiêu nạp được một số “đệ tử” rồi huấn luyện “võ bùa”, ngồi thiền,…
Những năm 1985 – 1986, có khá đông người từ khắp các nơi tụ tập về Tình Cương theo học môn Thất Sơn Thần Quyền do ông Cư và ông Cương hướng dẫn. Bên cạnh “cái được” của Thất Sơn Thần Quyền ở Tình Cương là xây dựng được phong trào tập luyện võ thuật nâng cao sức khỏe, tu thân tích đức,… thì cũng xuất hiện “cái chưa được” đó là “làm ảnh hưởng đến sản xuất và phong trào xây dựng nếp sống mới, gây mất trật tự an ninh ở địa phương”. Tháng 6 năm 1986, Công an huyện Cẩm Khê cho gọi 7 người có mặt ở các xã trong huyện đã vào “hội võ bùa” đến để giáo dục, kiểm điểm và cam kết từ bỏ. Phong trào tập luyện “võ bùa” từ đây không còn tấp nập như trước.
Ngày nay, thầy Nguyễn Văn Cảo cũng đã “ra đi cùng tiên tổ”, môn Thất Sơn Thần Quyền có còn hoạt động ở Tình Cương nữa hay không, có lẽ chỉ có ông Nguyễn Phong Cư và ông Nguyễn Trần Cương đều ở làng Tình Cương, xã Tình Cương mới chọn được câu trả lời chính xác.
Thất Sơn Thần Quyền là một môn phái võ cận chiến thực dụng, hữu ích trong chiến đấu tay không trực diện. Bản thân võ sinh phải rèn luyện những phương pháp dị biệt. Vì là bài quyền “mật”, không có lời giới thiệu nên bị tam sao thất bản. Ngoài quyền cước, võ sinh còn được trang bị thêm niềm tin huyền bí để tạo sự tự tin, bình tĩnh. Trong chiến đấu, sự tự tin, bình tĩnh chiếm 50% thắng lợi.
Thất Sơn Thần Quyền chính tông gồm 2 phần: Quyền và Thuật. Quyền là phần "dương công" gồm những thế võ cận chiến tay không và giáp chiến binh khí. Thuật là phần "âm công" huyền bí, dùng năng lượng siêu nhiên trợ lực. Chỉ đệ tử duy nhất được chọn kế thừa chưởng môn mới được sư phụ truyền dạy phần "âm công".
Khi nhập môn, võ sinh của Thất Sơn Thần Quyền học “vỡ lòng” bài khấn tổ. Sau đó, võ sinh được học những bài chú, kêu gọi các đấng siêu nhiên nhập xác để ứng chiến. Về quyền thế, Thất Sơn Thần Quyền có nhiều bài hay như: Linh miêu đoạt thạch, Tam sơn trấn ải, Mãnh hổ tọa sơn...
Ngày nay, Thất Sơn Thần Quyền chỉ còn là ký ức của những võ sư miệt đồng bằng sông Cửu Long. Dù rất ít người chứng minh được sự mầu nhiệm của môn phái “võ bùa” này nhưng xuất xứ của Thất Sơn Thần Quyền gắn liền với một trang sử hào hùng, bất khuất của dân tộc Việt. Đó là điều cần ghi nhận.
Những người tu hành trên núi, có đạo hạnh, nhập thế hành đạo giúp đời, được nhân dân xưng tụng là đạo sĩ. Ngày xưa, có nhiều vị náu mình chốn thâm sơn cùng cốc, tịnh tâm chiêm nghiệm thế sự, tìm mưu kế chống giặc. Các vị ấy thường giỏi võ nghệ, biết nghề thuốc, thỉnh thoảng ra tay trừ bọn cướp, bọn cường hào ác bá, mãng xà, beo cọp…
Nổi tiếng khắp Tây Nam bộ đời Tự Đức có đạo sĩ Đoàn Minh Huyên, tức Phật Thầy Tây An. Ông là người sáng lập ra Phật Giáo Bửu Sơn Kỳ Hương. Đạo sĩ Đoàn Minh Huyên sinh năm 1807 ở làng Tòng Sơn, tỉnh Sa Ðéc (nay thuộc tỉnh Ðồng Tháp). Thời điểm ông truyền đạo là năm nông dân mất mùa đói kém, nhiều nơi có giặc cướp nổi dậy, bệnh dịch tràn lan, dân tình khổ sở. Ông vừa giảng đạo, vừa chữa bệnh bằng thuốc và nhiều người đã khỏi bệnh. Dân chúng tôn xưng ông là Phật Thầy. Đạo sĩ Đoàn Minh Huyên truyền đạt giáo lý “Tứ ân”: 1- Ân tổ tiên cha mẹ. 2- Ân đất nước. 3- Ân tam bảo. 4- Ân đồng bào, nhân loại.
Do tín đồ theo đạo ngày càng đông, nên triều đình Huế nghi đạo sĩ Đoàn Minh Huyên có âm mưu nổi loạn, đã sai Tổng đốc An Giang bắt giam ông. Sau đó ông được thả ra, nhưng bị quản thúc phải tu tại chùa Tây An ở núi Sam (Châu Ðốc) và viên tịch tại đây năm 1856. Các vị kế nghiệp của ông vừa hành đạo vừa tham gia chống Pháp như Quản cơ Trần Văn Thành (khởi nghĩa Láng Linh – Bảy Thưa), đạo sĩ Năm Thiếp (Ngô Lợi) người sáng lập đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.
Đạo sĩ Ngô Lợi tổ chức cho đệ tử khẩn hoang vùng Thất Sơn. Ông đã lập ra 14 thôn ở vùng này. Ông bị bọn thực dân Pháp truy bắt gắt gao nhiều lần nhưng đều thoát khỏi, dân gian đồn đại ông có phép tàng hình, ẩn thân. Ông viên tịch năm 1890 tại núi Tượng.
Sau ngài Đoàn Minh Huyên, Ngô Lợi,… Thất Sơn còn có những đạo sĩ nổi tiếng như ông Bảy Do, Đơn Hùng Tín, Trương Minh Thành, Mười Hột, Sáu Phu, Đạo Dững... Các vị đạo sĩ gần đây thì có các ông Mười Thiệt, Đức Minh, Thiện Quang, Năm Sanh, Ba Sánh, Mười Thành, Thiện Tài, Thiện Huệ, Đạo sĩ Tư, Năm Đức... Nhưng hiện nay còn sống chỉ có mấy người là ông Ba Lưới (Núi Cấm), Thiện Huệ (núi Cấm), Bảy Dị (Núi Bạch Viên).
Thất Sơn ngày nay đã bớt hoang vu và trở thành một quần thể du lịch sinh thái với nhiều lễ hội hấp dẫn, đặc sắc. Đến Thất Sơn, muốn biết những chuyện kỳ bí của Bảy Núi, bạn hãy tìm đến các vị đạo sĩ hay chí ít cũng là con cháu của họ, để nghe những truyền thuyết và huyền thoại đã trở thành cổ tích của Thất Sơn.
Câu chuyện về môn võ bùa thường chứa đầy màu sắc huyền ảo, thần tiên, kỳ bí được lưu truyền trong dân gian. Những người luyện công phu theo phái Thất Sơn sẽ có một sức mạnh tiềm ẩn “một người địch nhiều người”, có một khả năng đặc biệt, hơn hẳn người thường. Nhưng tất cả chỉ là chuyện kể, nhiều câu chuyện về môn võ bí ẩn mang tính huyền thoại còn đang tranh luận. Chỉ có về Tình Cương tìm gặp ông Cư, ông Cương,… với tâm huyết tầm sư học đạo, với tất cả tấm lòng chân thành, may ra sự thật mới được hé mở đôi phần. Những người theo môn phái Thất Sơn đều sống một cuộc sống giản dị, không khoa trương, khoe khoang, họ rất ít tiết lộ cho người ngoài biết về môn mình học và có một điều lạ là họ không gia nhập bất kỳ tổ chức võ thuật nào.
Thủ phủ của Thất Sơn Thần Quyền là ở Huế, do tông sư Nguyễn Văn Cảo nắm quyền chưởng môn. Sáng tổ Nguyễn Văn Cảo học thần quyền từ một vị cao tăng người Ấn Độ. Thầy Nguyễn Văn Cảo đã “khuất núi”, bây giờ bạn muốn học võ phái Thất Sơn Thần Quyền thì chịu khó lặn lội về Tình Cương, Cẩm Khê, Phú Thọ mà tìm thầy Cương hoặc thầy Cư. Tất nhiên, phải có đủ nhân duyên thì mới theo học được.
Xin chào những người anh em
có một số bạn bị hiểu nhầm về nguồn gốc của môn phái , bản thân mình không theo nhưng nghe qua từ "Thất Sơn" cũng đủ hiểu nơi nào của việt nam rồi. có vài anh em nói nhưng không hiểu "thất sơn " nằm ở đâu ? tại sao phải gọi là Thất Sơn thần quyền ? ........... người anh em đừng háo danh , rồi truyền đi những thông điệp sai , thế hệ sau sẽ hiểu sai ? quê Tình Cương có núi thất sơn ?
Daohoc k doc ki ah ? Ai noi o tinh cuong co nui that son dau , o do la nha ong cu ma , ai chang biet that son o an giang nhung hien gio nguoi truyen day co ong cu o phu tho , chang hieu gi ma cung sua
Chang hieu gi ma cung sua , vui long doc ki di nha , chang ai noi tinh cuong co nui that son ca , ban hoc den lop may vay ?
Thầy Nguyễn Trần Cương, nhà ở xóm Chùa, làng Tình Cương (ngay sau Tổ Đình Long Khánh) tuy khá kín tiếng nhưng vẫn âm thầm thu nạp đệ tử huấn luyện “võ bùa” đấy. Thỉnh thoảng thầy Cương vẫn vào Huế, Sài Gòn, An Giang,… thọ giáo các cao thủ võ lâm để “học đạo”. Mấy chục năm tu luyện bây giờ thầy Cương chắc là cũng “ngon” lắm rồi.
xin chào các bạn . Mình là 1 trong nhưng người cũng có học về môn thất sơn nhưng theo sư phụ mình nói thi khác những gì các bạn nói. Về môn này càng học thì càng thấy mình càng yếu kém . 3 tháng đấu thi thấy như giởn chơi , 1 năm sau thì thấy mình biết chút chút , 5 năm sau thấy rất tự tin , 10 năm nữa thấy rất tự hào , giờ 20 năm rồi thì thấy mình qúa yếu kém măc dù mỗi ngày đều tập . Mình không biết môn TS vào VN bao lâu nhưng từ thời ông mình học từ lúc 16 tuổi " ông mình sinh năm 1913 " dến nay theo ông minh và sư phụ nói đến đời mình la đời thứ 5 . và sau khi thầy tổ mình mất năm 2008 thì ấn trưởng môn do vợ thầy giử hiện thời ở tây ninh . vậy ai là đồng môn xin nhắn về địa chỉ binhtamnhuco@yahoo.com . xin cùng trao đổi và học hỏi ( nhằm rạng danh đạo tổ )
có rất nhiều dòng tstq có tstq tstq1 tstq2 nguồn gốc không phải chỉ mình gốc an giang mà triệu sơn thanh hóa cũng có . đó là tstq1 hay trong cong an còn gọi là nhất long thủy sơn quyền.quyền tổ là triệu sơn . còn có tstq 36 ông tề bên miên . những dòng võ bùa này gọi chung là tstq còn câu chú mới biết là dòng nào.
Hai phong cung co thay day that son than quyen day.xa tan duong thuy nguyen hp.
Mình là người Huế, từ nhỏ tới lớn đã thấy ở quê có rất nhiều học "bùa" có lẽ là Thất Sơn Thần Quyền chăng? Trước thập nên 90, ở quê có rất nhiều người theo học, như từ đó tới nay thì không thấy nữa. Chỉ biết ở làng Tân Tô, Tô Đà, Hương Thủy có một truyền nhân Tên Chấn (Chứng) bác này nam nay khoang 65 - 70 tuổi, rất giỏi về bùa chú này, ông là người nông dân bình thường, nhưng vẩn thường hay chữa bệnh cho nhiều người (các bệnh: Trật khớp, bong gân, bệnh tà ma...) chữa bằng nén nhang và rượu, hình như không thu nhận đệ tử, nhưng có truyền dạy cho một người con trai tên là Hòa và một người con rể tên là Hội. Lúc hơn 20 tuổi tôi từng được xem họ tập luyện và biểu diễn, Bởi vì tôi đã xa quê hơn 15 năm nay, nên không biết rỏ về những người này bây giờ có còn luyện bùa đó nữa không! Chỉ biết họ vẫn còn sống và làm việc ở quê nhà.
- Người thứ 2: Anh tên là Tuấn năm nay khoảng 45 - 50 tuổi, anh là người cùng làng: Thôn Nam Châu, Xã Phú Đa (Bây giờ là TT Phú Đa) huyện Phú Vang, TTHue. Anh này bây giờ đã đi theo phong trào kinh tế mới, và tôi không biết đang sống định cư ở nơi nào. Chỉ Biết khoảng giữa thập niên 90 khi anh còn rất trẻ, nhưng đã rất giỏi, anh thường chữa bệnh cứu người ở quê. Cũng không biết anh theo hệ phái nào? Vào thời đó chỉ nghe người ta nói là "Bùa Nam Ông" có lẽ là môn phái của ông miền Nam, hoặc xuất pohat1 từ miền nam, phải chăng là vậy...
- Đó là những người ở quê tôi rất nổi tiếng, còn những người từng học bùa mà chưa thành tài thì nhiều lắm, ở quế tôi những nguoi2 này hiện nay ở khoảng độ tuổi 55 - 70 tuổi, ho vẩn đang sống và làm việc bình thường, cứ về TT Phú Đa hỏi những người đàn ông ở tầm tuổi này, thì số lượng nguoi2 từng học bùa rất nhiều.
P/S: Vo tinh coi clip Thất sơn Thần quyền 1, và đọc dượi bài này, thấy lý thú, vì từ nhỏ toi tùng chứng kiến người luyện bùa, và nhiều người nuôi ngãi ở ga7n2 nhà, thấy đều huyền bí hiện hửu và rất thật, như không có cơ sở tìm hiểu, và cùng với rất nhiều thắc mắc, vì vậy nên rất hứng thú với đề tài này!!!
- Tôi còn nhớ, học môn này lợi thì cũng rất nhiều, nhưng cũng có những đều răn rất khó khăn, thường hay bị "bùa phạt" - cách gọi ở quê tôi -
Đăng nhận xét