Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014
Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014
Tình trong câu hát
Từ khóa:
hội làng,
làng quê,
tình trong câu hát,
Trương Thị Cúc
Mẹ Âu Cơ
Từ khóa:
Đền thờ Quốc Mẫu Âu Cơ,
Hiền Lương,
Mẹ Âu Cơ,
Văn Lang
Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014
Phật tử chùa Long Khánh hoạt động từ thiện
Trong những ngày
cuối Xuân Giáp Ngọ 2014, Tổ đình Long Khánh (xã Tình Cương) đã tổ chức một đoàn
Phật tử đi thăm một số chùa chiền khu vực miền Bắc và miền Trung. Những nơi đoàn
đã đến và dừng chân tham dự một số hoạt động Phật sự là: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Lâm
Đồng, Nam Định, Hà Nam, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Hà Nội,…
Đại đức Thích Hạnh Đạo trao quà tại Trung tâm Bảo trợ trẻ em mồ côi
tỉnh Hà Nam chiều ngày 21/4/2014.
|
Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014
Thầy tôi
Từ khóa:
chùa Long Khánh,
chùa Tình Cương,
thầy tôi,
Tổ đình Long Khánh
Chuyện một dòng sông
Từ khóa:
chuyện một dòng sông,
lũ sông Thao,
sông Thao
Chủ Nhật, 20 tháng 4, 2014
Ngày Sách Việt Nam 21/4 hàng năm
Tối 19/4, Bộ Thông tin và
Truyền thông, UBND thành phố Hà Nội và các ngành liên quan tổ chức trọng thể Lễ
công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Sách Việt Nam tại Quảng trường
Lý Thái Tổ, Hà Nội. Phó
Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cùng nhiều lãnh đạo các bộ, ngành, đông đảo người
dân, học sinh, sinh viên đã đến tham dự.
Nhiều hoạt động phong phú diễn ra khắp nơi nhân "Ngày Sách Việt Nam" 21-4-2014 |
Tại buổi lễ, Quyết định
số 284/QĐ-TTg ngày 24/22/2014 của Thủ tướng Chính phủ đã được công bố. Theo đó,
Chính phủ đã quyết định chọn ngày 21/4 hàng năm là "Ngày Sách Việt
Nam", nhằm: Khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng,
nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc
sách đối với việc nâng cao kiến thức và kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và
rèn luyện nhân cách con người. Tôn
vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách
trong đời sống xã hội; tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng
tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách. Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các
ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và
phát triển văn hóa đọc Việt Nam.
Từ khóa:
Ngày Sách Việt Nam 21-4
Vài dòng hiếu kính
Chưa về Đất Tổ Vua Hùng,
Trong mùa lễ hội tưng bừng hàng năm.
Chỉ nhìn hình ảnh, xem tranh
Mà sao ký ức trong lành dâng lên.
Thăm triển lãm ảnh "Con người Phú Thọ" tại Đền Hùng. |
Trên đài cao 18 vị Vua anh minh nhìn
xuống,
Đàn cháu con đang lễ dưới sân chầu.
Người đua xem Lạc Tướng, Lạc Hầu,
Người chờ hoàng tử Lang Liêu dâng lễ.
Trong giỗ Tổ bánh chưng nhiều vô kể,
Người nườm nượp kéo về dâng hương.
"Mười tám Vua xưa đã dày công dựng
nước.
Con cháu nay phải đồng lòng giữ non
sông".
Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014
Những chiến sĩ Điện Biên trên quê hương đất Tổ
Hiện nay Phú Thọ có gần 4.000 cựu chiến binh trực tiếp tham gia
chiến đấu tại chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh hoạt ở các chi hội cựu chiến
binh khắp các khu dân cư, thôn bản trong tỉnh. Qua hơn nửa thế kỷ các chiến sĩ
Điện Biên Phủ năm xưa nay đều đã ngoài 80 tuổi, nhưng họ đều xúc động và tự hào
khi nhớ về những ngày tháng chiến đấu tại chiến trường Điện Biên Phủ.
Tranh: Kết nạp Đảng ở Điện Biên Phủ. |
Dù ở các cương vị khác nhau: Người là cán bộ tiểu đoàn, người là
chính trị viên đại đội nhiều lần chỉ huy đơn vị đánh chiếm cứ điểm đồi A1, người
là cán bộ trung đội chỉ huy đơn vị đánh chiếm cứ điểm Him Lam, người là cán bộ
khẩu đội trưởng pháo cao xạ, là chiến sĩ bộ binh, công binh, thông tin, quân
y... họ đã vượt qua mọi ác liệt trên chiến trường kể cả hy sinh xương máu, hoàn
thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp vào chiến công chung cho chiến thắng Điện Biên
Phủ lịch sử. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, có một số cán bộ, chiến sĩ tiếp
tục ở lại xây dựng quân đội tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trở
thành cán bộ sĩ quan trung cao cấp, phần đông trở về địa phương xây dựng quê
hương. 60 năm qua, dù trong quân ngũ hay tham gia lao động, sản xuất và sinh sống
ở địa phương, những chiến sĩ Điện Biên năm xưa vẫn chung một niềm tin tuyệt đối
vào Đảng, Bác Hồ. Niềm tin đó trở thành bản lĩnh, ý chí, là động lực để họ vượt
mọi khó khăn trong cuộc sống.
Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014
Cội nguồn
Từ khóa:
cháu Tiên Rồng,
con Lạc,
cội nguồn,
gia tộc,
Phạm Ngọc Lịch
Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014
Ngã giá nơi Đất Tổ
Chẳng có người con nào về thăm cha
mẹ phải bỏ tiền mua vé. Nếu có, thì đó là chuyện buồn. Thế nhưng, nhiều người
có cảm giác ấy khi về thăm Đền Hùng.
Càng giáp
ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, tôi lại càng thấy háo hức. Thế nhưng, những háo hức
trong tôi dường như biến mất. Thay vào đó là bức xúc lẫn cả phẫn nộ về thực
trạng chẳng lấy gì làm đẹp: Thu tiền vé và đủ những khoản thu khác. Đền Hùng có
4 đền, 1 chùa và lăng vua Hùng, vào đâu cũng mất vé. Số tiền nhỏ thôi, nhưng
không ít người cảm thấy như bị “bắt chẹt”.
Từ khóa:
Đất Tổ,
Giỗ Tổ Hùng Vương 2014,
Hội Đền Hùng 2014,
ngã giá
Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014
Câu đối
Từ khóa:
câu đối,
Giỗ Tổ Hùng Vương 2014,
tưởng niệm
Vua Hùng
Từ khóa:
giỗ Tổ Hùng Vương,
hậu thế,
Vua Hùng
Tự hào
Tiên rồng rạng rỡ
giống nòi chung
Trứng nở trăm
con tỏa khắp vùng
Kẻ ngược rừng
vàng xây vạn cõi
Người xuôi biển
bạc đắp muôn trùng.
Từ khóa:
giỗ Tổ Hùng Vương,
giống nòi,
tự hào,
Vua Hùng
Về Giỗ Tổ
Ngày mai Giỗ Tổ
Vua Hùng
Bạn mình ai có
vui cùng về không
Tự hào dòng giống
Lạc Hồng
Nghìn năm văn hiến
con Rồng, cháu Tiên.
Từ khóa:
con Rồng cháu Tiên,
cội nguồn,
giỗ Tổ Hùng Vương,
Vua Hùng
Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014
Câu chuyện khuyến học khuyến tài
Biết ông đã lâu qua theo dõi hoạt động của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trên các kênh truyền thông, và đặc biệt
là được nghe ông trả lời chất vấn, giải trình tại các kỳ họp Quốc hội đã nhiều,
nhưng phải đến tối 30-9-2011 tôi mới diện kiến Thống đốc Nguyễn Văn Bình tại Hội
trường Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ trong buổi lễ rất trang trọng ra mắt Quỹ
khuyến học, khuyến tài Đất Tổ.
Cũng chỉ có thời gian hỏi
thăm, trò chuyện với ông được vài điều, tặng ông tờ báo mới, rồi lại phải “trả”
ông về với khuyến học, vì ông đã nhận lời với các đồng chí lãnh đạo tỉnh gánh
vác vai trò Chủ tịch danh dự của Quỹ Khuyến học khuyến tài của quê hương.
Tháng Ba về miền quê di sản
Khi hoa gạo đỏ rực bên đường cũng là lúc hàng triệu
con Lạc cháu Hồng ở khắp mọi miền đất nước hội tụ về núi thiêng Nghĩa Lĩnh, thắp
nén tâm hương tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Là “dân trưởng tạo lệ”,
tỉnh Phú Thọ vinh dự thay mặt nhân dân cả nước thờ cúng các vua Hùng sáng lập
nên Nhà nước Văn Lang – Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Tháng Ba tìm về
miền quê có hai di sản văn hóa phi vật thể thế giới là hát Xoan và Tín ngưỡng
thờ cúng Hùng Vương để cùng hòa lòng mình theo câu hát Xoan và các giá trị văn
hóa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương nơi cội nguồn dân tộc.
Những ngày này, trên khắp
nẻo đường của đất Tổ Hùng Vương, không khí chuẩn bị cho ngày quốc giỗ đang diễn
ra tưng bừng. Trên các trục đường chính của thành phố lễ hội, công nhân công ty
môi trường đô thị thành phố đang khẩn trương hoàn thiện những công đoạn cuối
cùng cho việc chỉnh trang đô thị làm đẹp phố phường đón du khách thập phương về
giỗ Tổ.
Từ khóa:
Lễ hội Đền Hùng 2014,
tháng Ba,
về miền quê di sản
Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014
Thảo thơm tấm bánh dâng Vua
Đạt giải
Nhất trong Hội thi gói, nấu bánh chưng Lễ hội Đền Hùng năm 2013, huyện Cẩm Khê
vinh dự được giao trọng trách chuẩn bị bánh chưng làm lễ vật dâng tiến Vua Hùng
trong Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng năm nay. Đội nghệ nhân xuất sắc đoạt
giải cũng là gia đình anh chị Hoàng Văn Chính, Nguyễn Thị Ảnh (khu 3, xã Cát
Trù) được tin tưởng thay mặt con dân cả nước làm bánh tiến Vua…
Đội thi của gia đình anh Chính thực hiện phần thi và giành giải nhất
trong hội thi gói, nấu bánh chưng – giã bánh giầy tỉnh Phú Thọ lần thứ II. |
Đến thăm gia đình anh
Chính đúng vào lúc anh chị đang tất bật chuẩn bị cho Hội thi gói, nấu bánh
chưng – giã bánh giầy toàn tỉnh lần thứ II được tổ chức tại Việt Trì vào ngày
hôm sau. Chỉ chồng lá dong, bó lạt giang, bó củi bạch đàn khô xếp gọn nơi góc
nhà, anh cười vui: “Đã nhận lời đi thi với huyện thì phải làm ra tấm ra món. Kết
quả đến đâu chưa biết nhưng việc chuẩn bị phải thật chu đáo. Lá dong vợ chồng
tôi chọn từng tàu rộng hai gang tay. Trăm tàu như một. Lạt giang tự tay tôi
pha, chẻ, chuốt từng sợi. Nước mưa đã hứng đủ bốn bình, vị chi là 80 lít, đủ
cho cả công đoạn rửa bánh. Gạo nếp, đỗ xanh đã nhặt, đãi từng hạt. Muối trắng,
hạt tiêu cho đến bó đóm nhóm lửa, bật lửa gas, tấm ván chèn bánh đều đã được
chuẩn bị kỹ lưỡng để sáng mai lên đường xuống thành phố tham gia hội thi. Tối
qua tôi đã bấm giờ cho mẹ con nhà nó gói thử, kết quả khả quan lắm…”.
Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014
Chương trình Lễ Hội Đền Hùng năm Giáp Ngọ 2014
Năm
Giáp Ngọ
– 2014 là năm lẻ, giỗ Tổ
Hùng Vương
– Lễ hội Đền Hùng do UBND
tỉnh Phú Thọ chủ trì, có sự tham gia của 4 tỉnh: Bắc Ninh, Quảng Bình, Vĩnh
Long và Long An. Các hoạt động phần Lễ và Hội được tổ chức trang trọng, thành
kính và tiết kiệm trong 5 ngày, từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 3 năm Giáp Ngọ
(tức từ ngày 05 đến ngày 09 tháng 4 năm 2014).
Giỗ
Tổ Hùng Vương
– Lễ hội Đền Hùng được tổ
chức trong phạm vi Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì và các xã,
phường vùng ven Đền Hùng; các di tích thờ Hùng Vương và các danh nhân, danh
tướng thời Hùng Vương trên địa bàn toàn tỉnh Phú Thọ, trong đó lấy Khu di tích
lịch sử Đền Hùng và thành phố Việt Trì làm trung tâm.
Từ khóa:
Giỗ Tổ Hùng Vương 2014,
Lễ hội Đền Hùng 2014
Thứ Ba, 1 tháng 4, 2014
Bánh trôi
Thời tiết mấy hôm nay khác lạ lắm. Đỏng đảnh vô cùng. Vừa ren rét đấy lại
nóng nồm ngay được. Ra đường thấy người áo cộc, kẻ áo len trông rất buồn cười.
Thì ra xuân đang chuyển hoa đang chờ kết trái. Tháng ba hoa gạo đỏ trời rồi.
Giao mùa rồi. Và tôi chợt nhớ cái thời khắc đặc biệt này của ngày xưa quá
chừng. Đó là... mong lắm Tết bánh trôi.
Nếu tháng Giêng,
Tết Nguyên đán có bánh chưng là chúa tể thì tháng Ba, Tết Hàn thực, bánh trôi
lại lên ngôi. Trong cái rét nàng Bân, giữa giao mùa nồm lạnh đan xen nhau mà
được thưởng thức đĩa bánh trôi thì tuyệt vời. Kể cũng lạ, ẩm thực cứ phải đi
theo mùa thì mới ngon. Trái vụ thì lạ đấy nhưng không khoái lắm. Mùa
nóng phải dùng thứ nóng và mùa lạnh thì dứt khoát phải là đồ lạnh rồi. Này nhé:
mùa hè oi bức thì có dứa, có xoài, có mít, có nhãn; mùa đông lạnh cóng thì lại
phải là rau sống xà lách, thịt đông...mới hợp khẩu vị. Bánh trôi cũng vậy.
Tháng Ba, rét nàng Bân, gió mùa đông bắc cuối vụ, mưa bão cũng sắp về, đất trời
se se lạnh ăn bánh trôi mát ruột, tỉnh người mới đúng là người sành điệu.
Từ khóa:
bánh trôi,
Đỗ Xuân Thu,
tết bánh trôi,
Tết Thanh minh,
Văn nghệ Đất Tổ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)