Hôm
27-7-2018, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ cho biết kết
quả triển khai công tác dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai để phát triển
nông nghiệp, hiệu quả sản xuất nông nghiệp sau dồn đổi trên địa bàn tỉnh đến hết
tháng 6/2018; đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong 6
tháng cuối năm 2018.
Phó
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Nguyễn Thanh Hải.
|
Theo
đó, thực hiện công tác dồn đổi, tích tụ và tập trung đất đai phát triển sản xuất
nông nghiệp đến năm 2020 theo Nghị quyết số 08 của BTV Tỉnh ủy, đến hết tháng
6-2018, toàn tỉnh đã có 94 xã triển khai công tác dồn đổi ruộng đất, trong đó
có 7 xã thuộc 4 huyện thực hiện xong là: Vĩnh Lại (Lâm Thao); Tình Cương
(Cẩm Khê); Đoan Hạ (Thanh Thủy); Thanh Hà, Đỗ Xuyên, Đỗ Sơn, Lương Lỗ (Thanh
Ba). Trong 7 xã hoàn thành có 4 xã cơ bản đạt tiêu chí về vùng dồn đổi và diện
tích dồn đổi theo NQ 08.
Sau
dồn đổi, nhiều cánh đồng mẫu lớn đã được hình thành; tạo quỹ đất thu hút các dự
án đầu tư sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có một số doanh nghiệp
đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn. Tuy nhiên, công
tác dồn đổi, tích tụ ruộng đất tại nhiều địa phương hiệu quả chưa cao, mô hình
manh mún, nhỏ lẻ, không đạt được tiêu chí theo NQ 08; công tác chỉ đạo của một
số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quyết liệt; việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế trong nông nghiệp chưa mạnh; tích tụ ruộng đất diễn ra còn chậm; chưa hình
thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa.
Phó
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Nguyễn Thanh Hải yêu cầu: Thời gian tiếp theo, các cấp
ủy, chính quyền địa phương cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo về công tác dồn
đổi, tích tụ và tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp; kiện toàn
thành viên Ban Chỉ đạo các cấp, có quy chế hoạt động cụ thể. Các Sở, ngành liên
quan tích cực phối hợp thực hiện, kiểm tra thực địa, hướng dẫn cấp huyện, cấp
xã trong chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dồn đổi; chủ động tham mưu, điều chỉnh
kế hoạch phù hợp để công tác dồn đổi ruộng đất trên địa bàn tỉnh thuận lợi và đạt
hiệu quả cao.
Đối
với cấp huyện, tiếp tục rà soát, điều chỉnh lại kế hoạch đã xây dựng cho phù hợp,
đảm bảo các tiêu chí theo NQ 08. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền mục đích,
ý nghĩa, quy trình của việc dồn đổi để người dân hiểu và thực hiện, trong
đó tập trung tuyên truyền những mô hình kinh tế đạt hiệu quả cao trên các diện
tích sau dồn đổi; chủ động đầu tư kinh phí xây dựng kết cấu hạ tầng nông
nghiệp nông thôn; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc nhằm phát hiện kịp thời
những vướng mắc trong quá trình triển khai để có ý kiến chỉ đạo cụ thể, dứt điểm;
chú trọng thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nâng cao hiệu quả diện tích
sau dồn đổi…
PHƯƠNG THẢO
– Theo: Báo Phú Thọ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét