Nói
chính xác hơn, Tình Cương xây dựng nông thôn mới (NTM) từ điểm xuất phát là
không có gì nổi trội. Một xã nhỏ bé, thuần nông, sống chủ yếu bằng cây lúa, củ
khoai. Vậy mà đất đai lại manh mún, thậm chí diện tích trồng lúa rất khiêm tốn...
Bờ Chắn Sóng nay đã trở con đường mới nối liền Tình Cương với Văn Khúc. |
Diện
tích tự nhiên của xã Tình Cương, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) có 486 ha, trong đó đất
nông nghiệp chỉ có hơn 292 ha. Diện tích phi nông nghiệp và diện tích khác 194
ha, chiếm gần 40% diện tích đất của xã. Dân số hơn 3.000 khẩu, với 863 hộ, sống
ở 9 khu dân cư, trong đó số hộ sản xuất nông nghiệp chiếm gần 2/3 số hộ trong toàn
xã.
Thuận
lợi của Tình Cương, là “cận giang”. Xã nằm dọc con sông Hồng (đoạn này được gọi
là sông Thao) có một phần đất đai ngoài bãi, phù sa màu mỡ, canh tác chủ yếu là
ngô, khoai và cả sắn. Dù là xã nằm trong diện miền núi, nhưng đất đai tương đối
bằng phẳng, dân cư tập trung.
Một
thuận lợi khá cơ bản với xã nghèo này, là có “đại gia” giúp sức để xây dựng một
số công trình trong xã. Trong những năm gần đây, Tình Cương được sự hỗ trợ của
TS Nguyễn Đức Hưởng – nguyên PCT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và ngân hàng Bưu
điện Liên Việt. Ngân hàng này đã tài trợ xây dựng khu Trung tâm y tế, giáo
dục của xã, với tổng số tiền lên tới hơn 40 tỷ đồng.
Riêng
cá nhân TS Nguyễn Đức Hưởng hỗ trợ xây dựng các nhà văn hóa, đình, chùa, miếu,…
và đường giao thông, với số tiền hàng chục tỷ đồng, góp phần trong việc xây dựng
cơ sở hạ tầng của địa phương thời gian qua. Ngoài ra, xã còn được con em địa
phương thành đạt trên khắp mọi miền của Tổ quốc, ở nước ngoài quan tâm, ủng hộ
cả vật chất và tinh thần. Bởi thế, nhiều tiêu chí xây dựng NTM đã hoàn thành, đạt
chuẩn đúng hạn và trước thời hạn.
Một
thuận lợi có tính chất cơ bản, về khách quan, là vị trí bằng phẳng, giao thông
thuận tiện được thiên nhiên ưu đãi cả đường bộ lẫn đường thủy. Dân số trong xã
đang ở độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ 46%, cũng là một thuận lợi giúp cho thu nhập
tăng. Người dân trong xã cần cù lao động, có trình độ dân trí cao.
Bởi
thế, trong khi một số xã lân cận có bình quân thu nhập thấp (có nơi chỉ hơn 10
triệu đồng/người/năm) thì ở Tình Cương, bình quân thu nhập hiện nay đã đạt trên
26 triệu đồng/người/năm. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã có truyền thống
đoàn kết thống nhất cao, tạo sự đồng thuận tại địa phương.
Nhân
dân trong xã đã tình nguyện đóng góp tiền, vật liệu, ngày công để xây dựng NTM.
Nhiều hộ hiến đất để mở rộng đường giao thông nông thôn. Tính ra số tiền, công
và vật chất do dân đóng góp lên tới hàng chục tỷ đồng để xây dựng NTM. Bởi thế
mà cảnh quan, môi trường ở các khu dân cư trở nên xanh – sạch – đẹp, góp phần
nâng cao đời sống, dân trí ở nông thôn.
Tuy
nhiên khó khăn của Tình Cương cũng không phải nhỏ. Cái khó cơ bản khi bước vào
xây dựng NTM, là từ xuất phát điểm rất thấp (7/19 tiêu chí). Kinh tế ở xã lại
chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, nhưng đất đai manh mún, nhỏ lẻ, hầu như SX chỉ
đủ ăn. Nguồn thu trên địa bàn quá nhỏ bé. Đã vậy, lại thường xuyên xẩy ra thiên
tai, hạn hán. Cả xã không có lấy một cơ sở công nghiệp nào khả dĩ thu hút được
nhiều lao động và đóng góp cho ngân sách xã.
Từ
xuất phát điểm thấp, nhưng Tình Cương đã không ỷ lại, trông chờ sự trợ giúp từ
bên ngoài, mà tự vươn lên bằng nội lực. Với nguồn sống của dân chủ yếu dựa vào sản
xuất nông nghiệp, nên xã rất chú ý đến công tác chỉ đạo phát triển sản xuất,
ngành nghề, nâng cao đời sống cho nhân dân, nhất là việc phát triển theo hướng sản
xuất hàng hóa.
Đảng
ủy, UBND xã đã chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, triển khai các
vùng sản xuất hàng hóa theo quy hoạch. Nhân rộng nhiều mô hình sản xuất có giá
trị kinh tế cao, như dự án trồng dâu nuôi tằm, dự án xây dựng cánh đồng mẫu gắn
với sản xuất lúa chất lượng cao, cải tạo giống bò cũ thay thế bằng giống bò
lai…
Xã
rất quan tâm chỉ đạo phát triển các ngành nghề tại địa phương như may mặc, gia
công cơ khí, mộc dân dụng, chế biến gỗ… tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh
doanh dịch vụ, mở rộng quy mô sản xuất và tiếp cận các nguồn vốn vay để phát
triển sản xuất.
Ngày hội của nhân dân xã Tình Cương. |
Thực
hiện dự án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân trong chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và chương trình 135, xã đã triển khai được
6 dự án về trồng trọt và chăn nuôi đạt kết quả khá. Bên cạnh việc phát triển mô
hình hộ kinh tế gia đình, mô hình nông nghiệp của xã đã có sự đổi mới mạnh mẽ. Nhiều
mô hình hiệu quả đã được xây dựng, phát triển gắn với xây dựng NTM, như mô hình
trang trại, mô hình HTX và tổ hợp tác, mô hình liên kết sản xuất cánh đồng mẫu.
Công
tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm được quan tâm. Số lao động được qua đào tạo
tăng, số lao động có việc làm mới, ổn định cũng tăng thêm hàng năm. Hiện nay xã
có 32 trường hợp đang lao động ở nước ngoài. Công tác xóa đói giảm nghèo tiếp tục
được chú trọng, thực hiện tốt chế độ hỗ trợ. Do vậy đến nay tỷ lệ hộ nghèo ở xã
giảm, chỉ còn 34/863 hộ, đạt 3,95%, hộ cận nghèo còn 24 hộ, đạt 2,8%.
Trong
30 xã của huyện Cẩm Khê, cho tới thời điểm này đã có 1 xã, là xã Phương Xá được
công nhận đạt chuẩn NTM trước. Có 2 xã đang sánh vai về đích, là Sai Nga và
Tình Cương. Cả 2 xã đều đạt 19/19 tiêu chí xây dựng NTM, đã được chính thức
công nhận vào cuối năm 2017. Là một xã nhỏ, xuất phát điểm thấp, Tình Cương vẫn
nỗ lực vươn lên để đạt chuẩn NTM, phải nói là từ chỗ không có gì. Có lẽ điểm mạnh
nhất của Tình Cương để xây dựng NTM thành công, chính là “nhân hòa”...
ĐỖ
BẢO CHÂU
Theo:
Nông nghiệp Việt Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét