Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015
Thứ Bảy, 24 tháng 1, 2015
Trường Tình Cương đạt giải Ba cuộc thi KHKT cấp tỉnh dành cho học sinh THCS
Trong 2 ngày cuối tháng 12-2014 vừa
qua, tại trường THPT Kỹ Thuật Việt Trì, Sở Giáo dục & Đào tạo Phú Thọ đã tổ
chức cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở năm học 2014 –
2015. Trường THCS Tình
Cương mang tới cuộc thi sản phẩm "Phần mềm Trắc nghiệm Ngữ Văn 8",
thuộc lĩnh vực khoa học máy tính của em Tô Thanh Huyền học sinh lớp 9A.
Phần mềm gồm 2 phần chủ đạo là học tập và kiểm tra, với 147
câu hỏi trắc nghiệm được viết bằng ngôn ngữ lập trình Visual Basic. Tác giả hy
vọng phần mềm sẽ giúp bồi dưỡng niềm yêu thích văn học cho các bạn học sinh lớp
8. Cùng với học sinh của Trường THCS Tiên Lương (huyện Cẩm Khê), các em
đã có những trải nghiệm hết sức thú vị và nhiều học hỏi trong 2 ngày tham dự cuộc
thi.
Từ khóa:
cấp tỉnh,
đạt giải Ba,
Đỗ Thị Minh Phương,
hội thi,
KHKT,
Nguyễn Thị Ngọc Lan,
Nguyễn Thị Viên,
Nguyễn Tú Minh,
Tô Thanh Huyền,
Trường THCS Tình Cương
Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015
Khoảng lặng
Đôi khi ngẫm lại đời mình
Lặng yên soi rọi
tâm bình mới yên
Bao nhiêu trầm bổng nhớ quên
Phút giây nông nổi làm
nền đau thương
Bao nhiêu trăn trở đời thường
Bấy nhiêu được mất,
tận tường khổ đau
Đôi mắt mẹ hằn rõ vết chân chim
6 năm trôi qua, anh không về. Đôi mắt mẹ đã hằn
rõ vết chân chim. Tóc bố cũng đã có thêm nhiều sợi bạc. Nợ gia đình cũng đã trả
hết, mà năm mới nào cũng vẫn thiếu anh.
Bữa cơm gia đình ngày Tết thiếu
vắng anh.
Tôi sinh ra và lớn lên ở dải đất miền Trung
nắng mưa khắc nghiệt. Bố mẹ làm việc chật vật lắm mới lo đủ cho mấy anh em ăn
học. Thương bố mẹ vất vả, học xong cấp 3, anh tôi xin vào miền Nam làm công
nhân. Gác bỏ giấc mơ đại học, cùng bố mẹ lo cho các em.
Ngày anh đi là một buổi chiều mưa phùn. Bố
chở anh vừa ra khỏi cổng, nước mắt mẹ đã rơi lã chã, vì thương con trai sớm
phải bươn trải. Trước khi đi anh còn bảo “Mẹ và các em ở nhà mạnh khỏe. Con đi
kiếm tiền, Tết sẽ về”. Vậy mà, nhiều mùa xuân liên tiếp không thấy anh đâu.
Nơi đất khách quê người, anh đón Tết
trong căn phòng trọ. Anh nói tiền vé xe bằng cả tháng lương nên xót quá, đành
“nhịn” Tết quê. Không có anh, ngôi nhà cũng chẳng được khoác lên màu áo mới,
bánh chưng không có người gói mẹ cũng chẳng làm, không khí Tết ở nhà cũng trở
nên buồn bã, ảm đạm và trống vắng.
Từ khóa:
bâng khuâng,
đón tết,
đôi mắt mẹ,
giao thừa,
hằn rõ,
Tết con không về,
tết quê,
vết chân chim
Thứ Năm, 22 tháng 1, 2015
Thương lắm, Tết những người xa xứ
Tản văn của ĐỖ XUÂN THU
Từ hàng ngàn đời nay, Tết Nguyên Đán là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội
truyền thống Việt Nam. Đó là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một
chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Từ buổi “khai thiên lập địa”, Tết
đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với
thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân hạ thu đông. Tết còn là dịp để mọi người
Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ
đạo lý “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và tình làng nghĩa xóm. Tết là thời gian sum họp
gia đình, là sự quây quần đầm ấm bên nhau. Dù đi đâu, ở đâu, ngày Tết ai cũng
tìm về quê hương, gia đình, tìm về nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn.
Một
cái Tết nữa lại về. Mùa xuân tới mang theo hơi ấm của yêu thương và tiễn đưa
những ngày cũ. Dù những người vô tư nhất, “lãnh cảm” nhất thì những ngày này
cũng đều cảm thấy xốn xang, rạo rực lạ thường. Đó là thời điểm đặc biệt, rất
nhạy cảm không nghĩ không được. Và lẽ thường, những sự nghĩ đó đều
là vui. Dù khó khăn đến mấy, nghĩ đến Tết là nghĩ đến niềm vui. Vui như Tết mà
lị. Háo hức như đón chờ Tết mà lị.
Từ khóa:
đất lạ,
háo hức,
mùa xuân,
nghẹn ngào,
tết đến,
tết xa xứ,
tha phương
Thứ Tư, 21 tháng 1, 2015
Bãi bồi ven sông
Phù sa lắng đọng lớp lớp trên từng thửa đất mấp mô nơi những bãi bồi ven
sông. Người dân quê tôi gọi đó là lộc của đất trời ban cho, không bán mua,
tranh giành mà tự nhiên có được những bờ xôi ruộng mật ai mà chẳng sướng. Khi
lũ lụt rút đi, những thớ đất được tắm bùn non nhô lên mịn láng cả triền sông.
Ấy là lúc mọi người mang hạt bắp, đậu phộng cùng đủ loại cây ngắn ngày ra trỉa.
Bàn tay cuốc đất, bàn tay trỉa hạt gấp gáp lắm. Dễ hiểu, bởi cây trồng phải đi
đôi với thời vụ đã đành, hơn nữa bản năng sinh tồn mách bảo họ phải gieo hạt
xuống lúc độ ẩm trong đất đang độ chín muồi nhất. Nơi lòng đất tốt sẽ chẳng mấy
chốc mầm non bung ra xanh rờn ngợp trời...
Như một niềm ủi an, khi lúa, bắp trong bồ vơi cạn thì cây cối bên nương
đương sức vươn tới, hứa hẹn mùa gặt gần kề. Thế nên bãi bồi ven sông đẹp thiết
tha trong mùa giáp hạt. Bên những ruộng bắp xanh mướt, gái trai tíu tít làm cỏ,
tỉa lá chốc lát lại xuống sông gánh nước tưới cây. Cả một dãi bờ bãi quê hương
từ cụ già đến em nhỏ đều rộn rã tiếng nói cười, cứ như nơi họ đang đứng là tấc
đất yên bình và ấm no nhất vậy. Bố mẹ tôi nên duyên chồng vợ cũng từ đấy. Bố
hay ví von màu vàng tươi đôn hậu và tràn trề nhựa sống nơi hoa đậu lạc với vẻ
đẹp của mẹ thuở xuân thì. Tình yêu giản dị mà diệu kỳ, bắt đầu bằng khúc chờ
nhau ngân nga lúc ra bãi xuồng bờ, từ đôi quang gánh trĩu trịt sớm chiều sánh
bước rồi kết ước vào mùa cây cối đơm bông...
Từ khóa:
bãi bồi ven sông,
bờ bãi,
lắng đọng,
Nguyễn Tiến Dũng,
phù sa,
sông cạn
Tìm xưa
Tôi về xóm nhỏ tìm xưa
Một nôn
nao bước, một vừa bâng khuâng.
Thẫn thờ ngọn gió đồng xuân
Dắt tôi
qua lối tần ngần bê-tông
Vườn em vẫn cũ như lòng
Bụi tre
đầu ngõ đá chồng dốc rêu
Từ khóa:
bậc thềm,
bâng khuâng,
cầu Tình Cương,
giấc quê,
nôn nao,
thời gian,
tìm xưa
Thứ Ba, 20 tháng 1, 2015
Đi tìm dấu vết môn phái võ Thất Sơn Thần Quyền
Thất
Sơn Thần Quyền là một trong những võ phái ra đời rất sớm ở vùng Thất Sơn (Bảy
Núi, An Giang). Ngoài quyền cước thông thường, người học võ còn luyện “thần quyền”.
Di ảnh
của võ sư Hoàng Bá, truyền nhân cuối cùng của Thất Sơn Thần Quyền ở An Giang.
Ảnh do gia đình cung cấp. |
Võ sư sáng lập
Theo
một vài ghi chép, Thất Sơn Thần Quyền do võ sư Trần Ngọc Lộ, từng là Bí thư Đại
Việt cách mạng quận bộ Phú Thứ (Huế) sáng lập nên. Tuy là người gốc Huế, nhưng
Trần Ngọc Lộ là một trong “thập nhị hiền thủ” – đệ tử dưới trướng của Phật thầy
Tây An Đoàn Minh Huyên. Vốn là người giỏi võ, lại đức độ, võ sư Trần Ngọc Lộ
không thể lập giáo phái vì sợ mang tiếng phản thầy, phản giáo, nên ông lập võ đạo.
Để ghi nhớ công ơn của thầy đã truyền dạy và khoảng thời gian ẩn cư tại vùng Bảy
Núi, võ sư Trần Ngọc Lộ đã lấy tên Thất Sơn Thần Quyền đặt cho võ phái của
mình.
Từ khóa:
An Giang,
Hoàng Bá,
Long Xuyên,
Phan Thanh Thuận,
Thất Sơn thần quyền,
võ bùa,
võ sư
Thứ Tư, 14 tháng 1, 2015
Thứ Hai, 12 tháng 1, 2015
Cẩm Khê nỗ lực thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững
Để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, từng bước tiến kịp
các huyện đồng bằng trên địa bàn tỉnh, Cẩm Khê đã chủ động thực hiện chương
trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011 – 2015.
Huyện đã chỉ đạo các địa phương
tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đa dạng hóa ngành nghề,
gắn sản xuất hàng hóa với mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; củng cố, nâng
cao hiệu quả hoạt động hệ thống khuyến nông, nhất là khuyến nông cơ sở; ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất, giúp nông dân nâng
cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; quan tâm đầu tư phát triển giao
thông nông thôn, các lĩnh vực y tế, giáo dục, bảo vệ, chăm sóc trẻ em; trợ giúp
đối tượng bảo trợ xã hội.
Từ khóa:
Cẩm Khê,
cận nghèo,
giảm nghèo bền vững,
hộ nghèo,
Hồng Liên,
thoát nghèo
Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015
Thứ Bảy, 10 tháng 1, 2015
Tuổi bảy mươi
Từ khóa:
Kim Quốc Hoa,
ngập tràn,
ngọt ngào,
niềm vui,
thẳng ngay,
thời gian,
tuổi bảy mươi,
yên vui
Có một mùa đông
Từ khóa:
bập bùng,
bếp lửa,
bộn bề,
có một mùa đông,
mãn nguyện,
mong manh,
mùa đông,
Nguyễn Thị Liên
Thứ Sáu, 9 tháng 1, 2015
Về quê
Về quê soi bóng giếng trong
Tắm chiều gió
mát uống sông nước đầy
Về quê với bụi tre gầy
Sông Hồng cuồn
cuộn những ngày phù sa
Đón tìm chú Cuội cây đa
Cánh cò bay lả
bay la thuở nào
Chuồn chuồn đập nước cầu ao
Bướm vàng chấp
chới bay vào hội xuân
Đường làng cuống quýt bước chân
Bước quen bước
lạ bước gần bước xa…
Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015
Hiệu quả của Cánh đồng mẫu lớn ở Tình Cương và Hiền Đa
Vụ
Chiêm xuân 2013 – 2014, huyện Cẩm Khê đã chỉ đạo xây dựng Cánh đồng mẫu lớn với
tổng diện tích 120 ha (xã Tình Cương 70 ha, xã Hiền Đa 50 ha), có 1018 hộ dân
tham gia. Mô hình cánh đồng mẫu lớn sử dụng giống lúa Hương thơm số 1 có
số bông trung bình là 6 – 7 bông/khóm, tỷ lệ hạt chắc/bông cao hơn. Năng suất
trung bình của Hương thơm số 1 cấy theo mô hình mẫu lớn đạt 211 kg/sào (58,5 tạ/ha). Việc
chỉ đạo sản xuất Cánh đồng mẫu lớn đã hình thành được vùng sản xuất chuyên
canh, tập trung trên diện tích lớn, có sự tham gia liên kết của 4 nhà, đặc biệt
là việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, giảm chi phí nhân công, giống, phân
bón; cây lúa sinh trưởng phát triển tốt.
Qua
hạch toán kinh tế, cho thấy mô hình Cánh đồng mẫu lớn phù hợp với sản xuất của
nông dân: năng suất tăng, số lần phun thuốc giảm, lợi nhuận cao hơn so với
những vùng sản xuất thông thường gần 10 triệu đồng/ha.
Từ khóa:
cánh đồng mẫu lớn,
Cẩm Khê,
dự án,
Hiền Đa,
quy mô,
Tình Cương
Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015
Một mùa xuân mới
Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015
Chiến dịch "Mùa đông ấm Cẩm Khê – 2014"
Hưởng ứng chiến dịch "Mùa đông ấm Cẩm Khê – 2014" do Huyện Đoàn
Thanh niên Cẩm Khê phát động, với mục tiêu: "Chung tay xây dựng quê nhà – muôn
trái tim kết nối yêu thương”. Được sự tài trợ của Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng, Phó
Chủ tịch thường trực Ngân hàng Cổ phần Bưu điện Liên Việt; Đại tá, Phó Giáo sư,
Tiến sĩ Trần Minh Chất, Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân và Hội Đồng
hương Cẩm Khê tại Hà Nội; Trong những ngày cuối tháng 12 năm 2014 vừa qua, Hội Đồng hương Sinh viên Phú Thọ tại Hà Nội đã trao 118 suất quà với tổng trị giá 57.400.000đ
cho học sinh 3 cấp học và gia đình chính sách có hoàn cánh khó khăn tại hai xã Tam Sơn và Văn Bán. Số quà này bao gồm quần áo,
sách vở, đồ dùng học tập, học bổng,…
Từ khóa:
Cẩm Khê,
chiến dịch,
đồng hương,
mùa đông ấm,
phát động,
sinh viên Cẩm Khê
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)