Đó
là lời nhận xét của những người có mặt tại buổi hội thảo “Gieo mầm Sachi – Chắp
cánh ước mơ” thực hiện Chương trình An sinh xã hội do UBND huyện Cẩm Khê tổ chức.
Món quà tình nghĩa để xây dựng Trường Mầm non Tình Cương. |
Cẩm
Khê là huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, có 31 đơn vị hành chính (30 xã và 1 thị
trấn), với dân số trên 13 vạn người, trong đó 80% dân số sống bằng nghề nông.
Huyện có hệ thống đường giao thông thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội, đặc
biệt khu công nghiệp huyện Cẩm Khê với tổng diện tích 450ha đã được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt, đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, kêu gọi
các Doanh nghiệp đầu tư. Ngoài ra, Cẩm Khê còn có 1 cụm công nghiệp diện tích
45ha, hiện đã có nhà đầu tư Hồng Kông khởi công xây dựng nhà máy may vải bò mài
từ tháng 5-2017, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm 2018. Huyện cũng đã thu
hút dự án chăn nuôi của tập đoàn Hòa Phát.
Bên
cạnh đó, huyện Cẩm Khê cũng còn có những khó khăn, là một trong những huyện còn
nghèo của tỉnh, cơ sở hạ tầng đã có nhiều bước phát triển nhưng chưa đồng bộ,
tình hình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp còn chậm phát triển, sản
xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa phát triển được những sản phẩm thế
mạnh của địa phương.
Năm
2016, và 6 tháng năm 2017, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện đã triển
khai thực hiện có hiệu quả các mặt công tác, đạt và hoàn thành nhiều chỉ tiêu kế
hoạch đề ra. Cụ thể, về chỉ tiêu kinh tế: năm 2016, đạt giá trị tăng thêm
7,23%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.130 tỷ đồng, tăng 0,16%; thu nhập bình
quân đầu người đạt 19,3 triệu đồng; tổng thu ngân sách nhà nước đạt 555,99 tỷ đồng,
vượt 21,3% so dự toán; tỷ lệ đường giao thông nông thôn được kiên cố hóa đạt
53,27%. Về chỉ tiêu xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm 1,73%; tỷ lệ lao
động có việc làm thường xuyên đạt 57%; tỷ lệ dân số tham gia BHYT đạt 92% tổng
dân số. Có 60 trường học đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch và
nước hợp vệ sinh đạt 93,8%. Có thêm 2 xã cơ bản đạt chuẩn nông thôn mới là Sai
Nga và Tình Cương.
Phát
biểu tại hội thảo, ông Hà Đức Huynh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Cẩm
Khê nói: “Tại buổi gặp mặt hôm nay, huyện Cẩm Khê rất vui mừng khi được Tiến sĩ
Nguyễn Đức Hưởng (người con quê hương Cẩm Khê) trao tặng 200kg hạt giống cây
Sachi, đây là loại cây lấy hạt có giá trị dinh dưỡng cao, gọi là “vua của các
loại hạt”, cây dễ trồng, dễ sống, cho năng suất cao và tương đối phù hợp với điều
kiện khí hậu, thổ nhưỡng của huyện Cẩm Khê. Đây cũng là loại cây mà huyện chúng
tôi đang nghiên cứu, thử nghiệm để phát triển nhân rộng tại huyện Cẩm Khê”.
Trăn
trở với cái đói, cái nghèo của một huyện miền núi, Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng đã
biết mình phải làm gì để giúp quê hương phát triển, có điều kiện giúp các hộ
nghèo thoát nghèo bền vững. Nghe theo tiếng gọi của con tim, với kinh nghiệm
bôn ba và đã từng đảm trách nhiều chức vụ quan trọng trong tổ chức tín dụng nên
Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng đã cùng với Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Cẩm Khê biến buổi
hội thảo “Gieo mầm Sachi – Chắp cánh ước mơ”, trở thành một hội thảo khoa học về
việc phát triển cây Sachi trên đất Cẩm Khê nói riêng và Phú Thọ nói chung.
Chính vì thế mà tại hội thảo này, những đại biểu tham dự đã được nghe các
chuyên gia nông nghiệp giảng giải về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Sachi của Giáo
sư Nguyễn Lân Hùng; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Điền, Hiệu trưởng trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên; và được nghe Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Công ty cổ
phần Sacha Inchi Việt Nam truyền đạt kinh nghiệp kinh doanh các sản phẩm chế biến
từ Sachi ở thị trường trong nước và thế giới.
Thế
là điều kiện để kinh doanh có hiệu quả một sản phẩm nông nghiệp (cụ thể là cây
Sachi) đã có đủ các đối tượng chăm lo, giúp đỡ được phân công một cách rất rõ
ràng. Cụ thể, người chịu trách nhiệm hỗ trợ về vốn là Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng;
Chịu trách nhiệm về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch có Giáo sư Nguyễn Lân
Hùng; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Điền; Chịu trách nhiệm về đầu ra cho sản phẩm
có Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sacha Inchi Việt Nam. Thậm
chí, tại buổi hội thảo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Điền, Hiệu trưởng Trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên đã cam kết sẽ cử giảng viên và sinh viên của trường về
tận nơi hướng dẫn bà con trồng cấy, chăm sóc cây Sachi tại ruộng.
Và,
cũng tại buổi hội thảo này, những người con quê hương Phú Thọ cũng đã gửi về địa
phương những món quà có ý nghĩa thắm tình quê hương. Như Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng
tài trợ 1 tỷ đồng để xây dựng Trường Mầm non Tình Cương, tài trợ 150 triệu đồng
để xuất bản ấn phẩm lịch sử Đảng bộ huyện Cẩm Khê chuẩn bị được ra mắt dịp lễ kỷ
niệm 70 năm thành lập Đảng bộ. Tiến sĩ Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam tài trợ 7 tỷ đồng cho huyện Thanh Ba xây dựng trường THCS Thanh
Hà. Ông Phạm Thành Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Nhật Tiến (do ông Nguyễn
Ngọc Cảnh, Vụ trưởng Vụ Ngoại hối Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đại diện) tài
trợ 500 triệu đồng xây dựng Trường Mầm non Tình Cương…
Thay
mặt Đảng bộ, nhân dân huyện Cẩm Khê, ông Hà Đức Huynh, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch
HĐND huyện Cẩm Khê cảm ơn tình cảm, tấm lòng của các nhà tài trợ, đặc biệt là
những người con quê hương Phú Thọ đã đồng hành vì sự nghiệp an sinh xã hội, xóa
đói giảm nghèo của huyện Cẩm Khê nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung. Và,
ông Huynh cũng tin tưởng rằng, với sự năng động trong hoạt động của Công ty cổ
phần Sacha Inchi Việt Nam cùng với sự cần cù, chịu khó của nhân dân, việc phát
triển giống cây Sachi tại Cẩm Khê sẽ thu được kết quả tốt đẹp.
HÀ MINH – Theo:
www.hoanhap.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét