Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Cánh chim rừng không mỏi

Gã con rể làng Tình Cương, xã Tình Cương – Đỗ Doãn Hoàng – là một nhà báo chuyên viết phóng sự ký sự của báo Lao Động. Ông đã cống hiến 15 năm cuộc đời để đi đến khắp mọi vùng miền, đặc biệt là những vùng sâu vùng xa, để viết nên những thiên phóng sự ký sự tuyệt vời. Mùa hè năm 2011, NXB Thanh Niên và Công ty sách Phương Đông đã ấn hành tập phóng sự, bút ký “Cánh chim rừng không mỏi” của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng. Cuốn sách gồm 17 bài viết kèm nhiều hình ảnh minh họa sinh động, trong đó có nhiều bài dài 3 – 4 kỳ, được tác giả viết trong khoảng 3 năm (2008 – 2010).


Tập bút ký phóng sự của Đỗ Doãn Hoàng hé lộ nhiều góc khuất trong lịch sử và phong tục của những con người ở những vùng miền khác nhau. Những bài viết mang tính phát hiện độc đáo và cả những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống. Đó đều là những bài bút ký phóng sự có sức nặng, tác động sâu sắc đến dư luận xã hội để giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. Thông qua “Cánh chim rừng không mỏi”, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã chứng minh ngòi bút cũng có sức mạnh đấu tranh không thua kém bất cứ công cụ tranh đấu nào. Nhưng để có được điều đó thì trước hết người cầm bút phải có cái tâm, và trách nhiệm đối với vấn đề chung của toàn xã hội.

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Củ cà rốt


  Lủng lẳng toòng teng nhú dư thừa
  Ông trời khéo tạo rễ lưa thưa
  Vài cô ngơ ngẩn nhìn ham muốn
  Mấy chị tòm tem nói chẳng vừa.
  Giúp giữ gia đình luôn hạnh phúc
  Tạo bữa cơm canh khỏi bỏ bừa

Xướng họa: QUÊ TÔI

              Bài xướng:
Phú Thọ quê tôi

Quê tôi thơm ngát búp chè xanh
Người đất trung du tính vốn lành.
Tín ngưỡng Hùng Vương giàu bản sắc
Dân ca Xoan Ghẹo diệu âm thanh.
Cá ngon Anh Vũ dâng cô bác
Nón trắng Cẩm Khê tặng chị anh.
Đất Tổ Lâm Thao mời vãn cảnh
Tân Sơn huyện mới hướng thâm canh.

TRẦN NHƯ TÙNG (Việt Trì, Phú Thọ)


Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Phận làm con


      Thân này cha mẹ ta sinh
         Chở che dưỡng dục khiến mình nhớ ra
      Mẹ cha giờ đã đi xa
         Đêm nằm nghĩ lại công đà lắm công
      Biết bao giờ trả cho xong
         Nguyện rằng khắc cốt quyết không được rời
      Tử sanh quy luật của trời
         Thiên thời sắp đặt cho người cho ta

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Lời thầy


Con nghe Thầy giảng truyện Kiều
  Nổi nênh số phận - phiêu diêu kiếp người
Giám Sinh lừa lọc người đời
  Sở Khanh phản bạn những lời ngân nga
Tú Bà vùi liễu dập hoa
  Hồ Tôn Hiến Đại thần mà Tiểu nhân.
Truyện xưa đà mấy trăm năm
  Mà nghe sao vẫn như gần đâu đây

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Ta về trường cũ nghe mưa


Ta cùng nhau kiếm ngày xưa
   Tuổi hồng rớt dưới chiều mưa học trò
Tìm đâu hoa phượng bây giờ
   Tiếng ve gọi nắng bên bờ sông xa.

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Khôi phục làng nghề trồng dâu nuôi tằm

Dự án thương mại xanh của tỉnh hỗ trợ 5 ha trồng dâu nuôi tằm theo phương pháp “nuôi tằm con tập trung và nuôi tằm lớn dưới đất" là một  mô hình nuôi theo phương pháp mới, lần đầu tiên được áp dụng đưa vào thử nghiệm tại xã Tình Cương (huyện Cẩm Khê), đang từng bước khôi phục lại làng nghề trồng dâu nuôi tằm truyền thống nơi đây.


Trồng dâu nuôi tằm là một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời ở xã Tình Cương (huyện Cẩm Khê). Song trong những năm qua, do biến động thị trường, đầu ra của sản phẩm khó khăn đã khiến cho nhiều hộ dân không mặn mà với nghề “ăn cơm đứng”.

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Bài văn gây xôn xao thành phố Vinh!

Trong buổi lễ chào cờ đầu tuần (06/11), thầy Lê Trần Bân, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (thành phố Vinh, Nghệ An) đã đọc bài văn viết về bố của học sinh Nguyễn Thị Hậu. Thầy ngân ngấn nước mắt, cả sân trường xúc động lặng im. Sau hôm đó, người dân thành phố Vinh photocoppy bài văn, chuyền tay nhau đọc.

Nguyễn Thị Hậu, học sinh lớp 10A2, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh, Nghệ An.

Nguyễn Thị Hậu – học sinh chuyên Toán lớp 10A2 THPT Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh, Nghệ An – chỉ có 45 phút ngồi trên lớp học để viết lên bài văn này. Bài văn với gần 1.500 từ trên 4 trang giấy kiểm tra ướt nhoè nước mắt của Hậu khi làm bài.

Xướng họa: Nhớ ơn thầy


            Bài xướng:
Mãi nhớ ơn thầy
Kính tặng quý thầy cô giáo nhân ngày 20/11.

Cổ thụ chở che rợp bóng thầy
Tâm hồn ấm chữ bớt heo may
Luyện tài tích đức quên gian khó
Rèn trí tu nhân miệt tháng ngày
Nguyên khí quốc gia tất cả đó
Tự cường dân tộc mãi là đây
Giữ lề thơm sạch muôn đời trọng
Hậu thế Rồng Tiên mãi nhớ thầy.

19-11-2014
PHAN TỰ TRÍ (Biên Hòa, Đồng Nai)


Tự bạch

Tâm sự nhà giáo nghỉ hưu.


      Rằng ai cũng thế cả mà thôi
      Đến tuổi thì về riêng chi tôi
      Chỉ tiếc một điều rời bục giảng
      Mà chưa hết nợ với duyên đời!

Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

Nỗi niềm


Nắng thu vội vã về trời
  Để mang đông đến cho người tái tê
Đây trường Tuy Lộc, Cẩm Khê
  Tưng bừng như thể chưa hề vào đông.

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

Xướng họa: Nghề cao quý


            Bài xướng:
Nghề cao quý

Dạy học tròn năm mới có ngày
Tưng bừng nhộn nhịp tay trong tay…
Thanh liêm bản ngã đời trong sáng
Hữu hảo nhân tâm dạ thảo ngay!
Đức trọng cha ông ngời thuở trước
Tài cao con cháu rạng ngày nay!

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2014

Trường THPT Hiền Đa kỷ niệm 30 năm ngày thành lập

Ngày 16-11, Trường THPT Hiền Đa (huyện Cẩm Khê) đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập. Đến dự có các đại biểu: Vi Trọng Lễ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Dương Hoàng Hương, Bí thư Huyện ủy Cẩm Khê, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, huyện Cẩm Khê...


Ba thập niên trước, năm học 1984 – 1985, Trường THPT Hiền Đa được thành lập theo Quyết định của UBND tỉnh Vĩnh Phú, tiền thân là phân hiệu Trường Cấp 3 Cẩm Khê. Với mục đích tạo điều kiện thuận lợi phục vụ nhu cầu học tập cho con em 9 xã hạ huyện Cẩm Khê, năm học đầu tiên, trường có 8 lớp với 515 học sinh, cơ sở vật chất thiếu thốn.

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Niềm tin yêu dưới mái trường THPT Hiền Đa

Cảm nhận đầu tiên khi về thăm Trường THPT Hiền Đa đó là sức trẻ đầy nhiệt huyết của thầy và trò của một ngôi trường đã có bề dày truyền thống. Ngôi trường nhỏ nằm hiền hòa bên cánh đồng lúa xanh biếc đang tưng bừng rộn rã trong tiếng trống kỷ niệm 30 năm ngày thành lập trường.


Là một trường cấp 3 nằm trên địa bàn nông thôn của huyện Cẩm Khê, nhưng trong những năm qua các thế hệ thầy và trò Trường THPT Hiền Đa đã không ngừng phấn đấu dạy tốt & học tốt, từng ngày xây đắp nên truyền thống hiếu học cho ngôi trường và cho mảnh đất Cẩm Khê.

Trường THPT Cẩm Khê kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 15/11/2014, Trường THPT Cẩm Khê tổ chức Lễ kỷ niệm 32 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và đón nhận Cờ thi đua đơn vị tiêu biểu xuất sắc năm học 20132014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nguyễn Công Khanh đã đến dự.


Trải qua 52 năm xây dựng và trưởng thành, đến năm học 20142015, trường THPT Cẩm Khê đã có 365 cán bộ, giáo viên, công nhân viên, 30 lớp với 1.168 học sinh. Bằng sự phấn đấu liên tục và bền bỉ, nhà trường đã được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba, hạng Hai, hạng Nhất và Huân chương Độc lập hạng Ba; UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn Quốc gia tháng 12/2013.

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

Trường THPT Hiền Đa – Niềm tin tuổi 30

Trường THPT Hiền Đa – tiền thân là phân hiệu Trường Cấp 3 Cẩm Khê – được thành lập đầu năm học 1984 – 1985 tại xã Hiền Đa, huyện Sông Thao, tỉnh Vĩnh Phú (cũ). Ra đời, đáp ứng nhu cầu học tập, giảm khó khăn về đi lại cho học sinh khu vực 9 xã nghèo vùng hạ huyện, 30 năm qua từ những ngày đầu gian khó cho đến nay có được khung cảnh sư phạm khang trang sạch đẹp, hướng chuẩn, Trường THPT Hiền Đa luôn tự tin, đứng vững từ sự quan tâm tạo điều kiện của tỉnh, ngành GD&ĐT và địa phương, sự chung tay ủng hộ của nhân dân trong huyện.

Phỏ Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Thọ Vi Trọng Lễ
trao bằng khen của UBND tỉnh cho Trường THPT Hiền Đa.

Năm học đầu tiên trường có 8 lớp với 515 học sinh, 20 cán bộ giáo viên, có lớp 12 vừa học tiếng Nga vừa học tiếng Anh, giờ Ngoại ngữ phải chia đôi lớp để học. Tường đất, nhà lá cọ, học sinh buổi sáng học tập, buổi chiều đến lớp cùng thầy cô trát "bua" tường đất, dọi lán lớp, sửa sang sân trường.
Những năm 8090 của thế kỷ XX đời sống còn nhiều khó khăn, dù vậy các thầy cô giáo vẫn lạc quan yêu đời, yêu nghề mến trẻ. Ngay từ những năm đầu chất lượng giáo dục của trường được khẳng định. Đội tuyển Toán 10 năm học 19861987 đã đạt giải Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh. Khóa học đầu tiên đã có 143 học sinh tốt nghiệp.

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

Thầy tôi

Truyện ngắn

Ký ức quá xa xôi đôi khi như những mảng sương mù che phủ tâm trí mà ta không sao nhớ hết. Đôi khi nó bất chợt trở về như một cơn gió khẽ đẩy sương mù đi, hé một tia sáng làm ta giật mình nhớ lại những thứ tưởng như đã ngủ vùi mãi mãi sau lưng. Ký ức của tôi đôi lúc trở về mơ màng trong giấc ngủ, trong những bước chân lơ đễnh cuối buổi chiều tản bộ công viên; như người khách đến bất chợt khi mà những vòng xoáy của cuộc sống bận rộn ngoài kia vô tình quên không cuốn tôi vào đó. Những ký ức về thời niên thiếu và trong đó luôn hiện lên hình ảnh một người đàn ông trung niên với vóc dáng khắc khổ quen thuộc. Đó là thầy giáo của tôi.


Làng tôi nằm gần bãi bồi nơi con sông Hồng chảy qua. Phía bên trái là những cánh đồng rộng mênh mông, cứ nối liền nhau mà trải dài tít tắp. Mùa gặt qua rồi, những cánh đồng trơ gốc rạ, khoác lên mình chiếc áo nâu quen thuộc thấm mặn mồ hôi của bà, của mẹ. Phía bên phải là bãi bồi, những mùa nước cạn xanh rì những bãi mía mập mạp, xanh mướt mắt; gió thổi về xào xạc những chiếc lá dài như đoàn quân đang múa kiếm. Nắng trên sông lấp lóa ánh vàng. Làng tôi nằm giữa những ruộng đồng, quanh năm thấy gió thổi qua nhà, vi vu tiếng những con diều sáo. Làng nghèo nhưng yên bình, tiếng gà gáy trưa bên dậu mùng tơi cũng yên ả, mơ màng ru ta vào giấc ngủ. Tôi lớn lên quen thuộc với cái gió sông mát rượi, với những mùi ngô, mùi lúa phơi thơm phức dưới sân, với con sông chảy qua làng cùng muôn trò đùa của trẻ nhỏ. Tôi nổi tiếng là đứa nghịch ngợm, toàn những trò tai quái, không tự hại mình sứt đầu mẻ trán, thì cũng luôn là đầu têu của những trò quậy phá trong nhà, ngoài xóm. Những đứa bạn chiều nào cũng theo tôi ngụp lặn dưới sông; đứa nào đứa nấy đen bóng như con dái cá. Chúng khoái tôi vì tôi luôn nghĩ ra những trò đùa mới lạ nhất.

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Mang chữ Tâm về với quê nghèo

Sinh ra và lớn lên trên quê nghèo Tình Cương, Cẩm Khê, Phú Thọ, một mình lập nghiệp nơi đất khách quê người, giờ đây Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bưu điện Liên Việt đã thành một doanh nhân thành đạt. Nhắc đến Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng, không một người dân Tình Cương nào không biết. Họ biết tới ông vì ông là một người con của quê hương, họ khâm phục ông vì ông là một doanh nhân thành đạt và hơn hết, họ yêu mến ông vì chữ Tâm của ông đối với quê hương.

Quang cảnh Trường THCS Tình Cương trong một buổi lễ trao thưởng do TS Hưởng tài trợ.

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Xướng họa: Nhớ đông


                Bài xướng:
Nhớ đông

          Đất trời đến hẹn cứ vào đông
          Rạ đốt hương nao ngút cả đồng
          Chèo bẻo cồn cao ngồi rỉa cánh
          Chào mào bụi chảnh đứng xù lông
          Thương cha bấm bụng trầm ao lặng
          Xót mẹ phơi lưng cấy ruộng lồng
          Tất cả bây chừ vùi kỷ niệm
          Liệu rồi mai mốt có còn không?

PHAN TỰ TRÍ


Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Giao mùa


Giọt nắng ban mai thẹn má hường
Hoa cười mủm mỉm rộ sắc hương
Trời xanh rực rỡ ngàn tia nắng
Tia nào nũng nịu nhớ người thương.

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Trường THCS Tình Cương đón chủ đề năm học

Sáng nay 06/10/2014, Trường THCS Tình Cương đã long trọng tổ chức lễ đón chủ đề năm học 2014 – 2015 trong không khí vui mừng phấn khởi của thầy và trò. Với cơ ngơi nhà trường được đầu tư khang trang đầy đủ, những năm qua thầy và trò Trường THCS Tình Cương đã thực hiện tốt phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” và “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.


Trường THCS Tình Cương nhiều năm liền được UBND tỉnh tặng bằng khen. Công đoàn nhà trường đạt danh hiệu “Vững mạnh xuất sắc” và được Liên đoàn Lao động tỉnh tặng bằng khen. Năm học 2013 – 2014 vừa qua nhà trường đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

Nét mới sản xuất vụ đông ở Cẩm Khê

Tính đến đầu tháng 11, tiến độ sản xuất vụ đông trên địa bàn huyện Cẩm Khê vẫn được đẩy nhanh tốc độ. Cùng với chăm sóc các loại rau màu đã trồng, tiếp tục mở rộng diện tích rau, đậu, đỗ trong khung lịch cho phép, công tác phòng trừ sâu bệnh, đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn vật nuôi đợt II/2014 được thực hiện khẩn trương, nghiêm túc.

Sản xuất bí đỏ vụ đông trên đất 2 lúa tại Cẩm Khê.

Diện tích ngô đông đã trồng là 906,8ha đạt 100,8% kế hoạch và tăng 20,1% so với cùng kỳ. Riêng ngô trên đất màu đạt 369,1/200ha kế hoạch, tăng 73,9% so với cùng kỳ. Khoai lang đạt 95,5% kế hoạch, tăng 2,1% so với cùng kỳ. Bí đỏ đã trồng 269,9ha/ 240ha kế hoạch đạt 112% kế hoạch, tăng 9% so với cùng kỳ. Diện tích giảm là ngô trên đất 2 lúa, giảm 1% so với cùng kỳ. Lạc giảm 49,1% so cùng kỳ.

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Cẩm Khê "gỡ khó" trong đầu tư phát triển giao thông nông thôn

Do đặc thù huyện miền núi, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên nguồn lực đầu tư cho giao thông ở huyện Cẩm Khê còn nhiều hạn chế, chủ yếu vẫn nhờ vào sự đầu tư của nhà nước. Thời điểm trước năm 2010 tỷ lệ đường giao thông được cứng hóa ở Cẩm Khê chỉ dưới 20%, đa số là đường đất, thường xuyên bị thiên tai tàn phá, xuống cấp nhanh. Các cấp lãnh đạo huyện Cẩm Khê đã trăn trở, xác định giao thông phải đi trước một bước để đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân và mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế, thông thương buôn bán.

Tuyến đường qua khu 3 xã Phú Lạc đang được thi công.

Từ năm 2011, huyện Cẩm Khê đã quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông trên cơ sở khai thác tốt lợi thế các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ đi qua để kết nối với các địa phương trong tỉnh, kết nối hệ thống đường huyện, xã, thôn, xóm, ra đồng lên đồi thuận lợi phục vụ sản xuất và đời sống.

Chủ Nhật, 2 tháng 11, 2014

Vườn mẹ



      Vườn nhà mẹ bốn mùa cây trái
      Tưng bừng xuân hoa mơ mận trắng trời
      Bướm ong lượn hoa trà hoa bưởi
      Vươn cành cao xoan nở tím đời.

      Vườn nhà mẹ hạ vàng trái ổi
      Bờ ao xanh dàn bí dàn bầu
      Rủng rỉnh sai trái cà trái đậu
      Bão giông về mẹ thương mãi hàng cau.