Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Chuyện “cao và thấp” ở huyện Cẩm Khê

Cẩm Khê thuộc vùng bán sơn địa, nằm dọc hữu ngạn sông Thao, cách TP. Việt Trì hôn 40km. Với 30 xã, một thị trấn là một trong những huyện có số đơn vị hành chính nhiều nhất tỉnh Phú Thọ. Cũng bởi thế, những năm qua Cẩm Khê có số dư nự cũng như lượng khách hàng luôn cao nhất tỉnh, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn luôn được duy trì ở mức thấp. Nguyên nhân là gì?

Mọi chủ trương chính sách mới của Đảng, Nhà nước 
được Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Khê phổ biến kịp thời – Ảnh: Thái Hòa.
Tính đến nay, tổng dư nợ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Cẩm Khê đạt trên 281 tỷ đồng, với hơn 17.831 hộ còn dư nợ. Không chỉ đoạt giải “quán quân” trong tăng trưởng, đơn vị còn đạt luôn giải tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức thấp, chỉ 0,07% và tỷ lệ cho vay luôn đạt 98 – 99%.

Cô giáo Hoài

Bài dự thi: Viết cảm nghĩ của em về mái trường, thầy cô, bạn bè

Em sẽ luôn ghi nhớ những lời cô dạy. Em mong sao sau này cũng trở thành người giáo viên và là một người mẹ tốt giống như cô.
Trong đất nước Việt Nam thân yêu của chúng em có biết bao tấm gương sáng của các thầy, cô giáo đáng để mọi người noi theo. Người đã để lại cho em những ấn tượng sâu sắc đó là cô giáo Hoài. Giáo viên chủ nhiệm lớp 5A chúng em.
Cô Hoài năm nay khoảng hơn 30 tuổi trông cô vẫn còn rất trẻ trung và xinh đẹp. Thân hình cô khá cân đối. Cô có mái tóc đen dài, mượt óng ả được tết gọn ở đằng sau. Đôi mắt bồ câu long lanh nhìn chúng em với ánh mắt rất nhân từ. Mỗi khi cười, cô lại để lộ hàm răng trắng và đều như hạt bắp. Cô còn sở hữu một làn da trắng sáng, mịn màng như da em bé mà ai cũng hằng mơ ước.

Thầy chủ nhiệm của tôi

Bài dự thi: Viết cảm nghĩ của em về mái trường, thầy cô, bạn bè

Thầy tôi dáng cao, nước da ngăm đen, tóc xanh, mắt sáng uy nghiêm. Nhưng sau đó là một ánh sáng dịu hiền ấm áp khiến chúng tôi rất an tâm.
Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha mẹ. Thứ tình cảm ấy đã nuôi tôi lớn và tôi còn tưởng rằng trong cuộc đời này chỉ có cha mẹ mới dành cho tôi những tình cảm cao đẹp nhất. Nhưng không, khi hòa nhập với xã hội và nhất là khi chập chững bước vào môi trường học tập tôi mới biết rằng trong cuộc đời này không chỉ có cha mẹ luôn dành cho tôi những tình cảm tốt đẹp ấy mà còn có những người thầy, người cô.

Người mẹ thứ hai của tôi

Bài dự thi: Viết cảm nghĩ của em về mái trường, thầy cô, bạn bè

Các thầy cô đã chắp cánh cho chúng ta ước mơ bay vào đời. Và chúng tôi nguyện sẽ mãi cống hiến, noi gương các thầy cô.
Guồng quay thời gian vẫn cứ trôi đi lặng lẽ và âm thầm, có những kỷ niệm đã lãng quên đi vào quá khứ nhưng có những kỷ niệm sống mãi cùng thời gian. Với tôi mỗi khi nghe những giai điệu du dương ngọt ngào: "Như dòng suối ra song, như dòng sông ra biển rộng, trang sách hồng ước mơ, thầy cô cho em mùa xuân" từ bên kia, mái trường đang tổ chức lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, là lòng tôi lại xao xuyến bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm ngày nào chập chững được đón nhận sang học cấp 2 bởi vòng tay âu yếm người giáo viên dạy văn.

Thứ Sáu, 26 tháng 12, 2014

Tổ Đình Long Khánh tổng kết Phật sự năm 2014

Ngày 24-12 (nhằm ngày 03 tháng 11 năm Giáp Ngọ), Tổ Đình Long Khánh xã Tình Cương long trọng tổ chức lễ tổng kết Phật sự năm 2014 và triển khai phương hướng Phật sự năm 2015.


Về dự có đại diện lãnh đạo Đảng ủy, Thường Trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể, Bí thư chi bộ, trưởng khu dân cư trong xã Tình Cương, cùng các chúng trực thuộc Tổ Đình Long Khánh gồm có: Chúng Địa Tạng Vương Bồ Tát (thị Trấn Thanh Sơn), Chúng A Di Đà ( Phường Hùng Vương, TX. Phú Thọ), Chúng A Di Đà (xã Phú Khê, Cẩm Khê), Chúng Dược Sư (Bãi Bằng, Phù Ninh), Chúng Mục Kiền Liên (Phường Thanh Vinh, TX. Phú Thọ), Chúng A Nan (xã Cát Trù, Cẩm Khê), Chúng Quán Thế Âm Bồ Tát (Nhà máy Z4, Phú Thọ), Chúng Phổ Hiền Bồ Tát (thị trấn Sông Thao, Cẩm Khê), Chúng Chuẩn Đề Vương Bồ Tát (Hà Lộc, TX. Phú Thọ),…

Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Ước mơ trở thành cô giáo

Bài dự thi: Viết cảm nghĩ của em về mái trường, thầy cô bạn bè

Mỗi lần nhìn thấy cô giáo đứng trên bục giảng thướt tha trong tà áo dài say sưa giảng dạy em như có thêm động lực, quyết tâm hơn để thực hiện ước mơ trở thành cô giáo.
Từ nhỏ tới giờ em được học biết bao nhiêu thầy cô, nhưng người giáo viên để lại trong em nhiều ấn tượng nhất là cô Thu.

Tôi là học trò của thầy

Bài dự thi: Viết cảm nghĩ của em về mái trường, thầy cô bạn bè

Tôi nhớ, có người từng nói, cuộc đời chỉ cần một người khiến ta ngưỡng mộ, để cả đời noi gương, cả đời thương mến. Vậy là quá đủ rồi!
Tạm biệt những cơn mưa rả rích, tiếng ve râm ran, mùa thu đã đến với hương cúc ngào ngạt, thấm đượm gió trời. Mùa thu của ngày khai trường. Mùa thu năm nay đến với lũ học sinh khối 8 chúng tôi sao mà buồn quá! Chúng tôi phải chia tay cô giáo dạy tiếng anh của mình. Một người mẹ hiền từ đã dìu dắt chúng tôi ngay từ những bước chân chập chững đầu tiên khi bước vào cổng trường cấp 2 –  cánh cổng trường kì diệu và đầy ắp ước mơ, hoài bão. Xa cô, chúng tôi buồn lắm, nhớ lắm! Chúng tôi lo lắng không biết ai sẽ là người thay cô dạy dỗ chúng tôi, liệu rằng người ấy có tốt như cô không? Và lúc đó thầy đã đến, một người thầy thân thiện, cởi mở, thầy giáo Tiếng Anh mới của chúng tôi. Thầy như một tia nắng chiếu những ánh sáng lấp lánh trong buổi sớm mai hay những cơn mưa rào bất chợt mát mẻ, trong sáng những buổi trưa hè nóng bức. Hình ảnh thầy thật đẹp với những sự bao dung, hiền hậu lạ thường  đã để lại cho tôi những ấn tượng – những ấn tượng đẹp mà có lẽ rằng sẽ khó có thể phai mờ theo thời gian.

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Xứ đạo thêm ấm tình đời

      PTO – Gần đến lễ Giáng sinh – Lễ lớn nhất trong năm của Thiên chúa giáo, không khí tưng bừng, náo nhiệt càng thể hiện rõ trong từng ánh mắt, nụ cười đến nếp sinh hoạt hàng ngày của người dân xã Yên Tập. Nhà thờ Đức Mẹ bên quốc lộ 32C được khẩn trương chỉnh trang, tu sửa, lối vào nhà thờ đã được treo cờ, kết hoa. Trong khuôn viên nhà thờ bên cạnh hang đá mô phỏng tích Chúa Giê-su giáng thế, thanh niên trong xã đang tập trung trang trí cây thông, gói quà, làm cành tuyết phủ. Chăm chút từng nhánh cây phủ sơn trắng như tuyết, Linh mục Kiều Thống chia sẻ: Giáng sinh là ngày hội vui chung. Chúng tôi cố gắng để đồng bào giáo dân trong giáo xứ và bà con về dự lễ được hưởng trọn niềm vui an lành, phấn khởi, tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp. Một giáo dân tốt trước hết phải là một công dân tốt. Nhà thờ luôn khuyên nhủ, nhắc nhở các tín đồ phải chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Sống tốt đời đẹp đạo. Đoàn kết lương giáo. Kính chúa, yêu nước. Tập trung lao động sản xuất, phát triển kinh tế xã hội địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Ước nguyện của Chúa luôn mong muốn chúng sinh có cuộc sống tốt đẹp hơn. Thời gian qua, trong khả năng của mình, chúng tôi đã vận động bà con giáo dân tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế gia đình; xây dựng quỹ Khuyến học khuyến tài động viên các cháu có thành tích học tập tốt và quỹ Bác ái giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Chúa đã dạy: “Nếu không thương yêu nhau thì không phải là con cháu của người”. Tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau sẽ tạo điều kiện cho kinh tế xã hội địa phương phát triển…
Giáo xứ Yên Tập chuẩn bị đồ trang trí cho lễ Giáng sinh.
Giáo xứ Yên Tập chuẩn bị đồ trang trí cho lễ Giáng sinh.

Cô giáo em

Bài dự thi: Viết cảm nghĩ của em về mái trường, thầy cô, bạn bè. 

Đừng bao giờ phải làm cô giáo buồn phiền vì bạn nhé, trân trọng những thứ ta có đừng đánh mất những người mà mình đang biết vì có thể trong chuyến đò ấy bạn có thể ngã xuống sông bất cứ lúc nào.
Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc sống của mình sẽ tốt đẹp hơn sau khi việc học hành hoàn tất. Chúng ta luôn cố gắng để có được mọi thứ nhưng khi có được những điều ấy rồi chúng ta lại bị chi phối bởi nhiều mối bận tâm và lo lắng khác nữa và chúng ta không hài lòng khi cuộc sống không như những gì mong muốn lúc đó chúng ta luôn muốn tìm về quá khứ tuổi thơ cái nôi đã nuôi lớn ta. Muốn tìm về mái trường để được các thầy cô vỗ về và chăm sóc. Và, ai cũng vậy cũng như tôi đều có những kỉ niệm đầy lưu luyến trong tâm thức, trong trí nhớ về những thầy cô, những ngưỡi lái đò. Trong tôi từ khi bước vào cổng trường trung học cơ sở thì tôi đã nhận ra rằng, cảm thấy rằng có một cô giáo luôn luôn tâm huyết với nghề.

Cô ơi!

Bài dự thi: Viết cảm nghĩ của em về mái trường, thầy cô, bạn bè.

“Cô ơi! 20 – 11 này cô lên thăm trường, rồi cô lại vào lớp 8A chúng em, cô nhé!”
“Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo / Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền”.
Mỗi buổi sáng đến trường, khi đi qua ngôi trường Mầm non, tôi lại được nghe bài hát ấy. Lần nào cũng như vậy, lặp đi lặp lại, từ lâu đã trở thành kỉ niệm khó quên của tuổi học trò. Tiếng hát ấy luôn vang lên nhẹ nhàng bên tai tôi, nó làm tôi nghĩ về một cô giáo đã nghỉ hưu mà chúng tôi luôn nhớ mãi. Đó là cô giáo Nguyễn Thị Lập – một cô giáo luôn hết lòng tận tụy vì sự nghiệp trồng người.

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Yêu thơ như con


Gió đưa kẽo kẹt cành tre
  Bà ngồi ru cháu bên hè à ơi!...
Chè xanh vẫn ngát hương đồi
  Hoa sim vẫn tím như hồi năm xưa
                                                Mưa dông vẫn trắng đường bừa
  Canh cua vẫn mát những trưa nắng tròn
Yêu thơ như thể yêu con
  Ngâm thơ ru cháu vẫn còn lời ca

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Hành trình tri ân cộng đồng

Hơn 6 năm qua, song song với việc hoạt động kinh doanh hiệu quả, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, hỗ trợ nhiều địa phương vươn lên thoát nghèo bền vững… Ngay từ khi thành lập, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã xác định “gắn xã hội trong kinh doanh” là phương châm hoạt động. 6 năm qua, song song với việc hoạt động kinh doanh hiệu quả, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, hỗ trợ nhiều địa phương vươn lên thoát nghèo bền vững… Bưu điện Liên Việt cũng là ngân hàng đi tiên phong trong việc thiết kế các chương trình hỗ trợ cộng đồng.

TS. Nguyễn Đức Hưởng trao tặng thư viện sách cho trường THCS Tình Cương

Điểm sáng trong hoạt động vì người nghèo của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt là chương trình “Về quê” được ngân hàng phối hợp với Quỹ Tấm lòng Việt, Đài Truyền hình Việt Nam. Những năm qua Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đã mang rất nhiều hoạt động xã hội ý nghĩa cho hành trình “Về quê” như xây tặng trường học, nhà; thành lập và tài trợ các quỹ học bổng; xây trạm xá, nhiều công trình văn hóa, tặng xe cứu thương, tài trợ các ca bệnh hiểm nghèo…

Tình em mùa Thu


Mưa thu chạm đất lòng em đâu ấm
Lá vàng rơi không nắm được gió đưa
Anh còn thương lối cũ mỗi ban trưa
Thắt võng đợi người xưa về cùng mộng?

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

Cẩm Khê triển khai kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân năm 2015

Sáng 17-12-2014, UBND huyện Cẩm Khê đã tổ chức hội nghị tổng kết, kết quả sản xuất Nông – Lâm nghiệp – Thủy sản năm 2014 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân năm 2015. Tới dự có ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì hội nghị; ông Dương Hoàng Hương, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Bí thư huyện ủy; ông Hà Đức Huynh, Chủ tịch UBND huyện; ông Đỗ Xuân Sinh, Phó Chủ tịch UBND huyện; cùng các vị trong Ban Chỉ đạo sản xuất nông nghiệp huyện, chủ tịch và cán bộ khuyến nông 31 xã, thị trấn trong huyện.


Năm 2014, huyện Cẩm Khê đã chỉ đạo 31 xã, thị trấn bám sát theo lịch, cơ cấu mùa vụ và giống, tăng cường tuyên truyền, vận động người dân gieo trồng tối đa diện tích, đồng thời chuyển đổi cây trồng phù hợp với lợi thế của địa phương. Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 14.580ha, sản lượng cây có hạt đạt 50.235 tấn, đạt 100%. Đặc biệt, diện tích gieo sạ ngày càng được mở rộng. Các giống lúa cho năng suất, chất lượng cao được đưa vào thí điểm cánh đồng mẫu lớn ở 2 xã Hiền Đa và Tình Cương. Bên cạnh cây lúa, huyện đảm bảo duy trì và phát triển diện tích cây ngô, cây lạc, cây chè là các loại cây trồng thế mạnh của địa phương; đồng thời chú trọng chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.851ha, với tổng sản lượng 6.055 tấn.

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Ngõ quê


Tuổi thơ tôi chạm đời từ con ngõ
Phía trong ngõ một căn nhà nhỏ
nơi tôi được sinh thành,
nơi tổ ấm đời tôi một thuở,
chiếc nôi nâng giấc ngọt lành.
Nơi hoàng hôn nhuốm vàng hiu quạnh
Nơi bình minh lấp lánh tuổi xanh.

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Quê hương tôi

Thay lời cho “Cội nguồn – đất quê”.


     Nơi khát vọng về một thời thơ trẻ
     Nơi ước mơ được chắp cánh rộng dài
     Nơi mẹ chôn chút nhau của ta sau sinh nở
     Lúc vui buồn ta nhớ đất quê cha.

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Đêm Sông Thao


Nỗi lòng về với Sông Thao
  Đêm buông ngọn sóng vỗ vào thơ ai...
Bờ lau tiếng gió thở dài
  Giọt thời gian thổn thức ngoài mái hiên
Áo cơm gánh nợ cùng duyên
  Thương em bụi cuốn... đồng tiền lá bay

Thứ Ba, 9 tháng 12, 2014

Giấc mơ quê


Anh sẽ đưa em về
Miền phù sa bát ngát
Trăng tròn như đĩa bạc
Lơ lửng trên trời quê.

Đàn ngân nga muôn điệu
Cò chao cánh trắng đồng
Chiều mưa mùa nước nổi
Lúa ngàn xanh mênh mông.

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Chiếc lá mong manh!


Sông xanh vương mắt em mơ
  Đôi bờ thương nhớ hững hờ lặng thinh
Hoàng hôn thổn thức buông mình
  Xóa nhòa dĩ vãng chuyện tình đầy vơi.

Lá bàng


Lá bàng bay theo gió
Lác đác khắp sân trường
Lá ơi! Có trở lại?
Cành bàng còn vấn vương.

Tuổi học trò như lá
Chia tay bay vào đời
Có ai còn trở lại
Thăm thầy cô, mấy người?

Chủ Nhật, 7 tháng 12, 2014

Xướng họa: Quê tôi


            Bài xướng:
Quê tôi

Sông lạnh chiều đông khói phủ mờ
Ông chài ngắm cảnh thả hồn mơ
Lùm lau đúng tiết hoa chen nở
Khóm sậy sang mùa lá sởn sơ
Trước bãi đôi cô ngồi vá lưới
Bên ghềnh dăm cậu đứng quay tơ

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Cẩm Khê hoàn thành kế hoạch rà soát, bình xét hộ nghèo

Với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, minh bạch, dân chủ, công khai, sau hơn 1 tháng tổ chức điều tra thu thập, bình xét khách quan, trung thực hộ nghèo, hộ cận nghèo ở từng khu dân cư, đến nay, huyện Cẩm Khê đã hoàn thành kế hoạch rà soát, bình xét, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014. Theo đó, toàn huyện hiện còn 6.515 hộ nghèo, chiếm 17,48%, giảm 4,2%; 5.873 hộ cận nghèo, chiếm 15,76%, giảm 4,69% so với năm 2013.


Để bình xét, xác định đúng đối tượng, huyện đã tổ chức tập huấn hướng dẫn kế hoạch thực hiện kế hoạch rà soát, bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo cho các thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo của huyện, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND, cán bộ LĐ-TB&XH, cán bộ thống kê của các xã, thị trấn; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của việc rà soát, bình xét, xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo; chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện điều tra, rà soát trực tiếp đối với từng hộ; cử cán bộ chuyên môn xuống địa bàn khu dân cư theo dõi, nắm bắt chi tiết về nhân khẩu, tình hình kinh tế và thu nhập của từng hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Nhớ nơi “khỉ ho cò gáy” một thời


Ngày ấy những người thị thành thường gọi quê tôi là nơi “khỉ ho cò gáy” bởi quá tĩnh mịch.
Quê hương ơi! Có còn không những ngày thơ ấu để tôi được nhớ về những tháng ngày tuổi thơ?
Mảnh đất màu nâu của quê hương tôi đã quá thân quen với những con người sinh ra và lớn lên ở nơi đây! 
Những hạt gạo, củ sắn, củ khoai tự trồng, con gà, con cá tự nuôi... và những phiên chợ quê chỉ là những thứ nông phẩm quê nhà.

Nét đơn sơ ở chợ quê tôi (Ảnh tác giả)

Ngày ấy những người thị thành thường gọi quê tôi là nơi “khỉ ho cò gáy” bởi quá tĩnh mịch.
Lúc đó, đường quê chỉ toàn người đi bộ, thỉnh thoảng mới có chiếc xe đạp, nên mỗi lần xe tải hay xe công nông ở nơi khác về là tất cả trẻ con bọn tôi chạy đi xem.
Có đứa còn bám sau đuôi công nông cong chân đánh đu mặc kệ sự nguy hiểm.

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Đại biểu HĐND tỉnh Phú Thọ tiếp xúc cử tri

Sáng 01-12, tại trụ sở UBND xã Tình Cương (huyện Cẩm Khê), đoàn đại biểu HĐND tỉnh do ông Vi Trọng Lễ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Thọ làm trưởng đoàn đã có buổi tiếp xúc với gần 200 cử tri 10 xã vùng hạ huyện, huyện Cẩm Khê.


Tại buổi tiếp xúc, sau khi nghe đại biểu HĐND tỉnh đã thông báo dự kiến nội dung kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XVII, các cử tri đã kiến nghị tỉnh cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh môi trường, quy hoạch các bãi rác thải ở khu vực nông thôn; cần nâng cấp các tuyến kênh mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; nhân dân đã bàn giao lưới điện nhưng ngành điện chậm chi trả tiền cho dân; tình trạng sạt lở bờ sông ảnh hưởng đời sống một số hộ dân ở xã Tình Cương; chế độ đền bù chưa thỏa đáng đối với dự án phát triển thủy sản ở đồng Láng Chương; cần quan tâm hơn nữa đến chế độ chính sách đối với cán bộ không chuyên trách cấp cơ sở và chế độ đối với những người tham gia kháng chiến.

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

Cánh chim rừng không mỏi

Gã con rể làng Tình Cương, xã Tình Cương – Đỗ Doãn Hoàng – là một nhà báo chuyên viết phóng sự ký sự của báo Lao Động. Ông đã cống hiến 15 năm cuộc đời để đi đến khắp mọi vùng miền, đặc biệt là những vùng sâu vùng xa, để viết nên những thiên phóng sự ký sự tuyệt vời. Mùa hè năm 2011, NXB Thanh Niên và Công ty sách Phương Đông đã ấn hành tập phóng sự, bút ký “Cánh chim rừng không mỏi” của nhà báo Đỗ Doãn Hoàng. Cuốn sách gồm 17 bài viết kèm nhiều hình ảnh minh họa sinh động, trong đó có nhiều bài dài 3 – 4 kỳ, được tác giả viết trong khoảng 3 năm (2008 – 2010).


Tập bút ký phóng sự của Đỗ Doãn Hoàng hé lộ nhiều góc khuất trong lịch sử và phong tục của những con người ở những vùng miền khác nhau. Những bài viết mang tính phát hiện độc đáo và cả những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống. Đó đều là những bài bút ký phóng sự có sức nặng, tác động sâu sắc đến dư luận xã hội để giải quyết vấn đề theo hướng tích cực. Thông qua “Cánh chim rừng không mỏi”, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã chứng minh ngòi bút cũng có sức mạnh đấu tranh không thua kém bất cứ công cụ tranh đấu nào. Nhưng để có được điều đó thì trước hết người cầm bút phải có cái tâm, và trách nhiệm đối với vấn đề chung của toàn xã hội.

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Củ cà rốt


  Lủng lẳng toòng teng nhú dư thừa
  Ông trời khéo tạo rễ lưa thưa
  Vài cô ngơ ngẩn nhìn ham muốn
  Mấy chị tòm tem nói chẳng vừa.
  Giúp giữ gia đình luôn hạnh phúc
  Tạo bữa cơm canh khỏi bỏ bừa

Xướng họa: QUÊ TÔI

              Bài xướng:
Phú Thọ quê tôi

Quê tôi thơm ngát búp chè xanh
Người đất trung du tính vốn lành.
Tín ngưỡng Hùng Vương giàu bản sắc
Dân ca Xoan Ghẹo diệu âm thanh.
Cá ngon Anh Vũ dâng cô bác
Nón trắng Cẩm Khê tặng chị anh.
Đất Tổ Lâm Thao mời vãn cảnh
Tân Sơn huyện mới hướng thâm canh.

TRẦN NHƯ TÙNG (Việt Trì, Phú Thọ)


Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

Phận làm con


      Thân này cha mẹ ta sinh
         Chở che dưỡng dục khiến mình nhớ ra
      Mẹ cha giờ đã đi xa
         Đêm nằm nghĩ lại công đà lắm công
      Biết bao giờ trả cho xong
         Nguyện rằng khắc cốt quyết không được rời
      Tử sanh quy luật của trời
         Thiên thời sắp đặt cho người cho ta

Thứ Hai, 24 tháng 11, 2014

Lời thầy


Con nghe Thầy giảng truyện Kiều
  Nổi nênh số phận - phiêu diêu kiếp người
Giám Sinh lừa lọc người đời
  Sở Khanh phản bạn những lời ngân nga
Tú Bà vùi liễu dập hoa
  Hồ Tôn Hiến Đại thần mà Tiểu nhân.
Truyện xưa đà mấy trăm năm
  Mà nghe sao vẫn như gần đâu đây

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Ta về trường cũ nghe mưa


Ta cùng nhau kiếm ngày xưa
   Tuổi hồng rớt dưới chiều mưa học trò
Tìm đâu hoa phượng bây giờ
   Tiếng ve gọi nắng bên bờ sông xa.

Thứ Bảy, 22 tháng 11, 2014

Khôi phục làng nghề trồng dâu nuôi tằm

Dự án thương mại xanh của tỉnh hỗ trợ 5 ha trồng dâu nuôi tằm theo phương pháp “nuôi tằm con tập trung và nuôi tằm lớn dưới đất" là một  mô hình nuôi theo phương pháp mới, lần đầu tiên được áp dụng đưa vào thử nghiệm tại xã Tình Cương (huyện Cẩm Khê), đang từng bước khôi phục lại làng nghề trồng dâu nuôi tằm truyền thống nơi đây.


Trồng dâu nuôi tằm là một trong những nghề truyền thống có từ lâu đời ở xã Tình Cương (huyện Cẩm Khê). Song trong những năm qua, do biến động thị trường, đầu ra của sản phẩm khó khăn đã khiến cho nhiều hộ dân không mặn mà với nghề “ăn cơm đứng”.

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Bài văn gây xôn xao thành phố Vinh!

Trong buổi lễ chào cờ đầu tuần (06/11), thầy Lê Trần Bân, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (thành phố Vinh, Nghệ An) đã đọc bài văn viết về bố của học sinh Nguyễn Thị Hậu. Thầy ngân ngấn nước mắt, cả sân trường xúc động lặng im. Sau hôm đó, người dân thành phố Vinh photocoppy bài văn, chuyền tay nhau đọc.

Nguyễn Thị Hậu, học sinh lớp 10A2, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, TP Vinh, Nghệ An.

Nguyễn Thị Hậu – học sinh chuyên Toán lớp 10A2 THPT Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh, Nghệ An – chỉ có 45 phút ngồi trên lớp học để viết lên bài văn này. Bài văn với gần 1.500 từ trên 4 trang giấy kiểm tra ướt nhoè nước mắt của Hậu khi làm bài.

Xướng họa: Nhớ ơn thầy


            Bài xướng:
Mãi nhớ ơn thầy
Kính tặng quý thầy cô giáo nhân ngày 20/11.

Cổ thụ chở che rợp bóng thầy
Tâm hồn ấm chữ bớt heo may
Luyện tài tích đức quên gian khó
Rèn trí tu nhân miệt tháng ngày
Nguyên khí quốc gia tất cả đó
Tự cường dân tộc mãi là đây
Giữ lề thơm sạch muôn đời trọng
Hậu thế Rồng Tiên mãi nhớ thầy.

19-11-2014
PHAN TỰ TRÍ (Biên Hòa, Đồng Nai)


Tự bạch

Tâm sự nhà giáo nghỉ hưu.


      Rằng ai cũng thế cả mà thôi
      Đến tuổi thì về riêng chi tôi
      Chỉ tiếc một điều rời bục giảng
      Mà chưa hết nợ với duyên đời!