Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

Xướng họa: Nhớ cha!

            Bài xướng:
Nhớ ơn cha!

           Vài trăm cân lúa gán căn nhà(*)
           Hậu thế muôn đời nhớ đức Cha
           Đói bụng nuôi con - con hiển đạt
           Giàu lòng dạy cháu - cháu tài ba(**)
           Đầy kho vàng(***), chẳng nên hình Cuội
           Một cuốn sách, hằng tỏa bóng Nga
           Càng thấm trang đời người chỉ bảo
           Khó nghèo đừng tối ánh danh gia.

PHAN TỰ TRÍ (TP Biên Hòa, Đồng Nai)
(*) Thời đói khổ, cha tôi từng bán cả căn nhà mít 3 gian để nuôi 6 chị em tôi ăn học nên người.
(**) Câu đối cha tôi viết cho con cháu.
(***) Cha tôi thường dẫn “tam tự kinh” (sách 3 chữ) làm phương châm nuôi dạy con cháu.


Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

Tháng Bảy về


Tháng bảy về thêm nhớ
  Bao mẹ già
    Sớm hôm ngồi tựa cửa
      Nhìn về phía trời xa
Năm tháng đã qua đi
  Bao lớp người ngã xuống
    Vì độc lập tự do
      Cho non sông rạng rỡ
Tháng bảy về thầm nhắc
  Uống nước phải nhớ nguồn
      Đền ơn và đáp nghĩa.

Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Xin đừng gọi Anh là liệt sỹ vô danh


Xin đừng gọi Anh là liệt sĩ vô danh
Anh có tên như bao khuôn mặt khác
Mẹ sinh Anh tròn ngày, tròn tháng
Cha đặt tên chọn tuổi, chọn mùa.
Anh nhận ra lưỡi cày, lưỡi hái
Vẹt mòn dưới nắng, dưới mưa.

Nhân quả


Mẹ già có năm người con
Ơn trời thằng cả lại còn làm to

Vậy mà bữa đói, bữa no
Ngày đông tháng giá nằm co dưới sàn…

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Tình Cương trên đường xây dựng nông thôn mới

PTO – Đi ngược Quốc lộ 32  lên huyện Cẩm Khê, nhìn vào khu trung tâm xã Tình Cương – nơi có trụ sở, trạm y tế và các trường học khang trang vào bậc nhất, nhì các xã hữu ngạn sông Thao – đôi khi người ta có cảm giác đó là hình ảnh tượng trưng của nông thôn mới. Tuy nhiên những công trình này chưa hoàn toàn được xây dựng từ nguồn lực tại chỗ, mà chủ yếu do tài trợ của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Đó mới chỉ là những gì mà những người con của Tình Cương mong muốn mang về xây dựng quê hương. Thực tế, Tình Cương vẫn là xã nghèo của huyện Cẩm Khê khi sản xuất nông nghiệp, thủy sản vẫn là chính và thu nhập bình quân năm 2013 của người dân mới đạt 13 triệu đồng/ người.

Trung tâm Y tế Giáo dục xã Tình Cương.
Lần đầu chúng tôi về xã Tình Cương huyện Cẩm Khê vào dịp sau Tết Giáp Ngọ khi địa phương vừa hoàn thành bê tông hóa con đường nối từ Quốc lộ 32 vào khu Hanh Cù và khu Gò Đình để tiện cho việc đi lại và sản xuất của nhân dân. Trên cánh đồng mẫu lớn diện tích ngót trăm ha của xã, khi ấy bà con đang tấp nập gieo cấy theo phương thức “cùng giống, cùng thời vụ, cùng chế độ chăm sóc” để hình thành thói quen sản xuất hàng hóa cho nông dân.

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

Đầu tiên… tiền đâu?


          Sầu đói mới hay chóng sói đầu
          Đầu tiên vỗ trán... Hỏi: Tiền đâu?
          Vắt tay suy tính đành vay tắt
          Mâu sắt lãi đè lộ mắt sâu

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

Cẩm Khê phòng chống dông lốc, mưa đá và sấm sét

PTO – Trong những năm gần đây ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu thời tiết cực đoan và khốc liệt; số lượng các đợt dông lốc, mưa đá, sấm sét xảy ra trên địa bàn một số huyện nhiều hơn trước, trong đó có huyện Cẩm Khê, gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.

Đê hữu ngòi Giành đoạn km7,41 – km7,53 thuộc xã Tuy Lộc bị sạt trượt đã được 
xử lý khẩn cấp nhằm bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

Mặc dù đã qua hơn một năm, nhưng người dân các xã: Tình Cương, Phú Lạc, Yên Tập, Tạ Xá, Sơn Tình vẫn còn bàng hoàng khi nhớ lại trận lốc xoáy kèm theo mưa to vào đêm 30-4, rạng sáng 01-5-2013 đã làm sập đổ 3 nhà dân, hư hỏng 431 nhà dân, 3 nhà văn hóa, 7 trường học, 1 trạm hạ thế, 23 cột điện,… và nhiều thiệt hại khác. Ngay sau đó 2 ngày trên địa bàn huyện lại có mưa rất to gây ngập úng trên diện rộng.

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Duyên


Mưa phùn duyên với chồi non
    Trai tơ duyên với gái son kén chồng
Hoa đào duyên với gió đông
    Biển cả duyên với dòng sông tràn trề.

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Sướng khổ


     Cũng nhiều bạc, cũng lắm tiền
        Mà sao chẳng sướng như tiên hả giời?

     Mới hay sướng khổ trên đời
        Chẳng tìm thấy được những nơi bạc tiền.

Thứ Bảy, 12 tháng 7, 2014

Xướng họa: MỪNG CHỊ CẢ TUỔI TÁM MƯƠI


            Bài xướng:
Gắng vượt chín mươi

             Tám mươi minh mẫn thấy vui rồi
             Gắng sống khỏe vui vượt chín mươi
             Vương Mẫu rủ rê rằng ở lại
             Nam Tào tìm kiếm chửa ra nơi
             Quẳng đi gánh nợ thôi vay trả
             Ôm chặt câu vần chớ bỏ lơi

Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

Đêm nằm nghe biển động


Chiến tranh đi qua đã mấy chục năm rồi
Những vỏ đạn đồng chui vào pho tượng
Người lính trẻ đa tình trước đây bây giờ là ông lão
Trong đáy mắt ông ta còn đọng lại một thời…
Nơi ông ở, một làng chài nằm chênh vênh bên mép biển
Từng đêm hun hút gió khơi
Sóng ở ngoài kia… từng đợt sóng dội về bời bời
Ruột gan ông như đứt ra từng đoạn

Thứ Tư, 9 tháng 7, 2014

Yêu


    Người yêu hoa huệ hoa hồng
      Còn tôi yêu ngọn cải ngồng vườn ai
    Người yêu khóm trúc nhành mai
      Còn tôi yêu bụi tre gai níu cào
    Chỉ là tiếng ếch bờ ao
      Mà tôi cứ ngỡ lời chào thân thương!

Tháng bảy


Tháng bảy về
thương quá những ngày mưa
Cơn gió nhỏ mồ côi dỗ mình vào xa vắng
Những bông phượng cuối mùa tắt dần trong thinh lặng
Mắt em gợn chút buồn, phố xá cũng cô đơn.

Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Chuông vọng chiều quê


Mẹ nằm trên võng lắng nghe
  Tiếng chuông vọng giữa chiều quê êm đềm

Hương cau thoang thoảng bên thềm
  Có đàn cò trắng về trên cánh đồng

Ngoài sông màu nắng tà buông
  Vàng dần trong những hồi chuông ru mờ

Tiếng chuông hóa giọng hò ơ...
  Theo lời ai hát bên bờ sông xanh.

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Về với sông Hồng


Con sông nào mà nước chẳng xanh trong
Chẳng lắng phù sa bên bồi bên lở,
Dòng đục, dòng trong bao đời vẫn thế
Sông cho người bờ bến để chờ nhau.

Chỉ sông Hồng là nước chẳng xanh đâu
Sông cứ đỏ một màu mòn mỏi,
Như thương nhớ người mang về tắm gội
Bởi dạt dào không kịp lắng phù sa.

Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Nhớ quê nhà mùa soi ếch

Như đã có thông lệ từ bao đời nay, không ai bảo ai cứ hễ có cây mưa lớn đầu mùa là cả làng ăn cơm thật sớm, cánh đàn ông chuẩn bị dụng cụ đâu đó sẵn sàng, nào là vợt bắt ếch, giỏ đựng ếch, đèn pin cầm tay,...
Chiều dần tàn, một cơn mưa đầu mùa thật lớn bất thần chụp xuống. Mưa nặng hạt vừa to vừa lâu, kéo dài cho đến khi mảnh ruộng sau nhà sâm sấp nước, tiếng mưa vừa yên ắng thì tiếng ếch nhái kêu ộp oạp... ộp oạp… nổi lên rộn ràng, rền vang khắp cả cánh đồng nghe thật là vui tai. Bố tôi bắt đầu “lục đục” lôi các vật dụng trong kho ra “sắm sửa” các thứ chuẩn bị đi soi ếch đầu mùa.
Ngoài trời bắt đầu choạng vạng nhá nhem tối, đường đất trở nên lầy lội, con đường làng mưa lớn nước thoát không kịp chảy tràn vào các khu vườn nằm sát hai bên. Như đã có thông lệ từ bao đời nay, không ai bảo ai cứ hễ có cây mưa lớn đầu mùa là cả làng ăn cơm thật sớm, cánh đàn ông chuẩn bị dụng cụ đâu đó sẵn sàng, nào là vợt bắt ếch, giỏ đựng ếch, đèn pin cầm tay, đèn đội đeo giữa trán, bình “ăc-cu” mang bên vai… để rồi khi màn đêm buông xuống không còn nhận ra bóng người nữa, là cả xóm túa ra đồng bước vào mùa soi ếch. 
Thời gian đó khắp các làng quê bỗng dưng chộn rộn, lòng người nôn nao như đang chuẩn bị đi dự hội hè. Từ đầu cánh đồng cho tới phía xa kia bỗng chốc sáng rực, những ánh đèn nhấp nháy lung linh như một thành phố về đêm, cộng thêm những đóm lửa của điếu thuốc hút lập lòe như ma trơi, vào mùa sa mưa, dân làng đua nhau đi soi ếch coi như đây là một thói quen, một “lễ hội truyền thống” đã có từ thời xa xưa, kể từ khi tổ tiên ông bà đến đây khẩn hoang lập ấp.

Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014

Xướng họa: Trăm năm bia đá...

            Bài xướng:
Trăm năm bia đá
(Khoán thủ lục bát)

          Trăm sự giờ đã khác rồi 
            Năm chìm, bảy nổi, cũng trôi theo dòng
          Bia đời hai nửa đục trong
            Đá mềm, chân cứng mà lòng vẫn vui
          Thì đây còn chút ngậm ngùi
            Mòn chân kẻ tới, người lui tảo tần.



          Ngàn ngày chắp lại ba xuân 
            Năm qua, tháng lại xa dần cõi mơ
          Bia ngồi uống, nghĩ vần thơ
            Miệng cười như muốn nhả tơ thật nhiều.

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Đại hội đại biểu Hội Khuyến học huyện Cẩm Khê lần thứ III

Sáng ngày 28/6/2014, tại trung tâm hội nghị huyện, Hội Khuyến học huyện Cẩm Khê đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2014 – 2019. Về dự Đại hội có các vị đại biểu: ông Hoàng Việt Anh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; bà Nguyễn Thị Kim Hải, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh; các vị trong Ban Thường vụ Huyện ủy và gần 200 đại biểu đại diện cho các ban ngành, đoàn thể huyện và các hội, chi hội cơ sở.

Một buổi sinh hoạt ngoài trời ở Trường THSC xã Tình Cương.

Trong nhiệm kỳ qua, Hội Khuyến học huyện Cẩm Khê đã có nhiều cố gắng trong công tác khuyến học, quan tâm, chú trọng đẩy mạnh xây dựng, củng cố, kiện toàn, phát triển hội viên. Đến nay, Hội Khuyến học huyện có 51 cơ sở hội trực thuộc huyện hội, với 633 chi hội. Trong đó có 285 chi hội khu dân cư, 92 chi hội trường học, 152 chi hội dòng họ và 104 chi hội khác, với tổng số 29.102 hội viên.

Chùa quê


Chùa quê ấm áp tâm làng
   ủ màu gạch cổ mơ màng bên song
qua bao biến động chuyển vòng
   vẫn uyên nguyên chảy một dòng xa xưa
vẫn còn nét chạm chiều mưa
   tay người thợ khéo khoa khua giữa đời
dáng rồng cuộn vút mây trời
   âm dương lợp mái hồng tươi thuở nào

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Thư hồi âm gửi cha của người con bị bắt ép ra giàn khoan HD-981


Thưa cha mẹ!

Biết mình “trưởng” của nhà ta
  Đã gắng rèn luyện từng là học sinh
Con muốn được sống yên bình
  Chứ đâu lại phải đi tranh thế này?

Giàn khoan sừng sững thả đây
  To cao ngất nghểu lớn thây, ai bằng?
Cứ như giữa biển dựng… Lăng
  Làm… trước (kinh nghiệm Bạch Đằng trên sông).

Thư của người cha Trung Quốc gửi con ở giàn khoan HD-981


Con là con độc nhà ta
  Chẳng danh công tử cũng là thư sinh
Lẽ ra được sống hòa bình
  Lại theo bành trướng chiến tranh thế này?

Cái năm “bảy chín” còn đây
  Bố chết hụt, suýt bỏ thây Cao Bằng
Tổ tiên khiếp ải Chi Lăng
  Đống Đa xương núi, Bạch Đằng máu sông.

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

Triển lãm tranh biếm “Hướng về biển Đông”

Chiều 30/6, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã khai mạc triển lãm tranh biếm “Hướng về biển Đông”, tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Đây là hành động thiết thực thể hiện tinh thần yêu nước của các nghệ sĩ biếm họa và hưởng ứng tuyên bố của Hội Mỹ thuật Việt Nam phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 thăm dò dầu khí tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Trưng bày trong triển lãm lần này đều là những tác phẩm biếm họa mới được sáng tác và thể hiện tâm huyết của các họa sĩ biếm hướng về Biển Đông.

 
Triển lãm giới thiệu 80 tác phẩm của 35 họa sĩ biếm trong cả nước gửi tới. Mỗi bức biếm họa đều có nội dung, thông điệp sâu sắc, được thể hiện qua những nét vẽ phóng khoáng của các họa sĩ. Đó là giàn khoan Hải Dương 981, đường lưỡi bò vô lý, tham lam hay tham vọng bá quyền nước lớn dưới góc nhìn mỉa mai, hài hước...
Mời quý vị cùng thưởng thức một số tác phẩm biếm họa được trưng bày tại triển lãm:

Gửi Tập Cận Bình

(Thư của bà Angela Merkel - Thủ tướng nước Đức - người phụ nữ quyền lực nhất thế giới - gửi ông Tập Cận Bình kèm theo tấm bản đồ “Trung Quốc đích thực” không có Hoàng Sa, Trường Sa)


Này này em! - Tập Cận Bình!
  Chú làm chị rất bực mình đấy nha!
Biển Đông là của người ta
  Sao mày vùng vẫy như là ao riêng?

Sống không hàng xóm láng giềng
  Cậy lớn dọa bé, bá quyền, vô luân...
Hung hăng từ tướng chí quân
  “Lưỡi bò” liếm cả đũng quần người ta (?)