Thứ Sáu, 31 tháng 1, 2014

Cung chúc tân xuân vạn sự như ý



         Cung kính mời nhau thật thắm nồng
         Chúc mừng sức khỏe, sắc môi hồng
         Tân niên thân lạc, vui trong dạ
         Xuân mới tâm an, thỏa cõi lòng.

Xuân


Xuân đến rồi đi, nhưng xuân lòng bất diệt
Hoa đời có tàn, nhưng hoa Bát-nhã vẫn luôn tươi
Chúc cho người mà cũng chúc cho tôi
Xuân Di Lặc là xuân vui muôn thuở

Tết Nguyên đán Giáp Ngọ: Dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Lễ dâng hương được tiến hành theo đúng nghi lễ truyền thống, đội hình hành lễ lên Đền Thượng gồm tiêu binh mang cờ Tổ quốc, cờ Hội, vòng hoa, bồng súng; các thiếu nữ đội lễ vật và mang hương hoa cùng với sự có mặt của các vị lãnh đạo chủ chốt: Hoàng Dân Mạc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Doãn Khánh, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Chu Ngọc Anh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Thiếu tướng Ngô Văn Hùng, Phó Tư lệnh Quân khu 2; Bùi Minh Châu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; các vị trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; các vị nguyên là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo: các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, T.P Việt Trì, các huyện Lâm Thao, Phù Ninh và các xã trong Khu Di tích.


Thay mặt đồng bào cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Dân Mạc và Chủ tịch UBND tỉnh Chu Ngọc Anh đã thành kính dâng hương, hoa, lễ vật để tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng.

Thứ Năm, 30 tháng 1, 2014

Ước mơ an lành



Trái gì biểu tượng mùa xuân
    Đó là dưa hấu vật chưng bàn thờ
Thư pháp khắc chạm nên thơ
    Cầu "xuân tài lộc" ước mơ an lành!

Chúc mừng Năm mới - Xuân Giáp Ngọ 2014



Xướng họa: Nghinh tân


    Bài xướng:
Nghinh tân

          Những đóa hoa mai rực rỡ vàng
          Đậm đà hương vị đón xuân sang
          Tơ lòng lưu luyến tình trong mộng
          Cánh bướm vươn theo mấy nhịp đàn
          Bằng hữu nâng ly tình hội ngộ
          Phu thê tương kiến nghĩa tào khang
          Chúc mừng năm mới thường an lạc
          Ngũ phúc lâm môn phước lộc tràn.

TRẦN NGỘ (Bảo Lộc, Lâm Đồng)


Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Chủ tịch Nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Ngày 26 tháng 01, nhân dịp đón xuân mới Giáp Ngọ, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã về dâng hương, tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử đặc biệt Quốc gia Đền Hùng.


Cùng đi với Chủ tịch Nước có ông Nguyễn Doãn Khánh, Uỷ viên Ttung ương Đảng, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương; đại diện lãnh đạo một số ban, ngành Trung ương và Văn phòng Chủ tịch Nước… Đón Chủ tịch Nước có các ông: Hoàng Dân Mạc, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Chu Ngọc Anh Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Minh Châu, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy; Trần Phù Tiêu, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Trưởng các Ban Xây dựng Đảng của tỉnh; lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng…

Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về thăm xã Đào Xá (Thanh Thủy)

Ngày 25 tháng 01, tại xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ về thăm xã Vinh Quang (nay là xã Đào Xá), huyện Thanh Thủy (26-01-1964) và phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Giáp Ngọ2014.


Dự lễ kỷ niệm có ông Hoàng Dân Mạc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Chu Ngọc Anh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Bùi Minh Châu, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy; ông Chu Đức Tính, giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh; các vị đại diện Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND; Đoàn ĐBQH tỉnh; các vị nguyên là lãnh đạo tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố, thị xã và đông đảo nhân dân xã Đào Xá.

Nhớ lắm hương vị Tết quê tôi

Sao mà nhớ cái mùi củ kiệu, củ cải trắng làm nóng ran cả bàn tay, cay xè cả mắt những lúc bị bắt ngồi hàng giờ để bào vỏ. Nhớ cái mùi của chảo chuối khèo thơm lừng của ngoại. Nhớ những chiếc lạp xưởng mà ngày xưa mình ghét cay ghét đắng vì làm sao mà cực nhọc quá.

Chợ quê ngày tết.

Còn vài ngày nữa là Tết rồi. Mặc dù chưa được về quê, nhưng mùi vị Tết đã tràn ngập trong suy nghĩ. Những ngày vui nhất của cái Tết là không khí rộn ràng quét dọn nhà cửa, náo nức làm củ kiệu, khèo chuối, làm mứt dừa…, nhắc đến đó thôi thì muốn bỏ hết mọi thứ chạy ngay về nhà. Những người con xa quê nhớ lắm cái Tết ông bà, nhớ về những ngày còn bé được tất tả hòa vào không khí Tết quê.

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

Trao 11 xuất quà Tết cho Hội viên phụ nữ nghèo

Nhân dịp chuẩn bị đón tết Giáp Ngọ, đoàn cán bộ lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Phú Thọ cùng Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cẩm Khê đã tới thăm và tặng quà cho 11 Hội viên Phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại 11 xã, thị trấn của huyện Cẩm Khê: Điêu Lương, Cát Trù, Phú Lạc, Tình Cương, Thanh Nga, Sai Nga, Phương Xá, Phượng Vĩ, Tùng Khê, Hương Lung và thị trấn Sông Thao. Trong đó Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh tặng 5 xuất, mỗi xuất trị giá 600.000đ; Hội Liên hiệp Phụ nữ Huyện tặng 6 xuất, mỗi xuất trị giá 200.000đ.

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Chi hội Thơ họp tổng kết năm 2013

Trong không khí năm mới xuân Giáp Ngọ năm 2014, Chi hội Thơ, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Phú Thọ đã họp tổng kết hoạt động năm 2013, triển khai kế hoạch, nhiệm vụ hoạt động năm 2014. Dự hội nghị có nhà báo Đỗ Quốc Long, Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Phú Thọ; ông Đỗ Xuân Thu, bà Nguyễn Thị Hồng Chính, Phó Chủ tịch Hội, lãnh đạo, văn phòng Hội; tác giả Điền Ngọc Phách chủ trì hội nghị, cùng đông đảo hội viên chuyên ngành thơ.


Tác giả Điền Ngọc Phách đã thay mặt Chi hội đọc báo cáo tổng kết hoạt động chi hội thơ năm 2013, triển khai phướng hướng hoạt động năm 2014. Chi hội Thơ là một trong những chi hội mạnh, có số lượng hội viên đông đảo nhất của Hội (gồm 61 hội viên).

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Tổng kết trao giải Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Thọ năm 2013

Sáng 21-01, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị tổng kết, trao giải Văn học Nghệ thuật năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014. Tới dự hội nghị có ông Hoàng Dân Mạc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Hoàng Việt Anh, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Nhà văn Tùng Điển, Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.


Năm 2013, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Thọ có nhiều hoạt động phong phú, sôi nổi, góp phần định hướng tư tưởng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Trong đó nổi bật là các hoạt động: Tổ chức Ngày thơ lần thứ XI; Triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật của các nghệ sĩ Phú Thọ và Hàn Quốc; tổ chức các trại sáng tác, hội thảo chuyên đề và các lớp tập huấn nâng cao chất lượng cho hội viên... Với tinh thần chủ động sáng tạo, vượt qua khó khăn, đội ngũ cán bộ, hội viên Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tích cực tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh, đồng thời quảng bá hình ảnh, con người Phú Thọ với bạn bè trong nước và quốc tế qua các tác phẩm văn học nghệ thuật góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Trong năm 2013, đã có 33 tác giả, tác phẩm đạt giải thưởng Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Thọ ở các thể loại, trong đó có 6 giải A, 12 giải B và 15 giải C.

Tục lệ dân gian về ngày cúng đưa ông Táo

Xuất phát từ sự đô hộ của giặc Tàu cả nghìn năm trước đây, văn hóa thờ Thần của họ đã tiêm nhiễm vào đời sống Tâm linh của cộng đồng dân Việt, rồi thì sự canh tân, độ chế cho bớt sự lai căng và lưu truyền trong dân gian đến nay được coi như một tục lệ.


Theo quan điểm Phật giáo, thì Giáo lý của nhà Phật hầu hết đều hướng dẫn cho chúng ta phương cách tự chủ về mặt Tâm linh để vượt qua Tam giới mà hướng đến giải thoát. Khi chưa làm chủ được Tâm linh, chỉ là một đệ tử Phật môn đúng nghĩa thì chúng ta đã bắt đầu đi vào con đường của Tứ Thánh quả.

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

Gieo vần lục bát


     Gieo vần lục bát đi em
     Rằng quê ta đó ba miền nước non
     Bao xương máu, mấy mất còn?
     Để hôm nay có vàng son cuộc đời
     Ngậm ngùi tiếng mẹ à ơi!
     Những câu lục bát một thời ru ta.

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

Xây dựng nếp sống văn minh ở Cẩm Khê

PTO – Những năm qua, huyện Cẩm Khê có nhiều đổi mới trong việc chấp hành các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, mừng thọ, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Việc hiếu, hỷ ngày càng tiến bộ, văn minh, có sự chung tay, góp sức của các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện.
 
Phong trào văn nghệ quần chúng trong huyện góp phần
tăng giá trị đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân.
Ảnh: Tiết mục văn nghệ của xóm Chùa (xã Đồng Lương).
Ông Bùi Bá Lạc, Trưởng phòng Văn hóa huyện cho biết: Trong đám cưới, giảm hẳn việc hút thuốc lá; hạn chế tình trạng uống rượu say gây rối trật tự thôn xóm. Trang phục cô dâu, chú rể phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam và nếp sống văn minh. Nhiều đám cưới đã tổ chức tiệc trà báo hỷ  như Ngô Xá, Tuy Lộc, Tam Sơn, Văn Bán, Xương Thịnh, Sơn Tình, Tình Cương, Chương Xá, Hiền Đa, Yên Dưỡng.

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Huyền thoại mới

Công ty Cổ phần Su-pe phốt phát hóa chất Lâm Thao.

     Từ vùng lúa biếc Ba Vì 
     Theo câu hát cũ em đi về nguồn 
     Đến Việt Trì sóng trào tuôn 
     Ngã ba sông lớn cánh buồm vươn cao 
     Phía đông Tam Đảo dạt dào 
     Mây bay trắng núi thác trào sườn non 
     Ngàn năm non nước vẫn còn 
     Mẹ Âu Cơ nở trăm con Tiên Rồng.

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

Tài và Tai


     Truyện Kiều nhắc bảo chẳng sai,
     Chữ Tài liền với chữ Tai một vần.
     Văn hay, không Đức ai cần,
     Cậy Tài, thất Đức, hại thân cả đời.
     Làm người Tâm Trí sáng ngời
     Mọi người yêu mến, tránh thời tai ương.
     Ở đời khiêm tốn dễ thương,
     Tai – Tài, ghen ghét tìm đường hại nhau.

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Bài thơ Bầm ơi và hình tượng người mẹ miền trung du

Xã Gia Điền là một miền quê nghèo của vùng trung du Hạ Hòa (Phú Thọ), là nơi mà người dân quê gọi mẹ là bầm, là bủ. Và ở chính mảnh đất nghĩa tình này, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Bầm ơi” nổi tiếng.

Bia lưu niệm nơi đóng trụ sở đầu tiên của Hội Văn nghệ Việt Nam
trong khuôn viên khu vườn nhà cụ Gái ở Gia Điền.
Vào những năm 1947, 1948, đoàn văn nghệ sỹ trong hành trình “nhận đường” đã chọn Gia Điền làm nơi dừng chân và hoạt động văn học nghệ thuật. Khi ấy, các nhà văn, nhà thơ như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Tưởng, Kim Lân đã ở lại thôn Gốc Gạo xã Gia Điền. Ngôi nhà mà các nhà văn chọn để ở trọ là nhà bà cụ Nguyễn Thị Gái. Khi các văn nghệ sỹ đến ở, bủ Gái đã dọn xuống bếp để nhường giường và không gian nhà trên cho khách. Cũng từ chính ngôi mà mái cọ bình yên này, vào khoảng thời gian ấy, bài thơ Bầm ơi được “khai sinh”.

Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014

Quê tôi miền trung du

Năm 2003, tôi dự thi và trúng tuyển vào Trường Sĩ quan Đặc công. Niềm vui ấy ùa về, ngập tràn căn nhà nép mình dưới những tán lá cọ “cao niên” và làm giãn những nếp nhăn trên khuôn mặt của mẹ. 
Rừng cọ quê tôi.
Thời gian lặng lẽ trôi, tôi ngày càng trưởng thành trong môi trường quân ngũ. Tốt nghiệp ra trường, tôi tình nguyện vào một đơn vị phía Nam công tác. Xa quê mới thấy nhớ, thấy thương đến nao lòng. Và mỗi lần nghỉ phép về thăm quê, đi trong rừng cọ, tôi như đang được những chiếc ô khổng lồ che chở và bỗng thấy mình như nhỏ bé tới nhường nào.

Vị quê

 

          Dẫu ăn vật lạ của ngon
Không bằng cá diếc nướng giòn gắp tre
Không bằng cá dói sông quê
Không bằng dưa sắn, cá trê đồng Bò

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2014

Hoa Đỗ quyên

 

     Ai là bộ đội năm xưa
     Chắc rằng vẫn nhớ những mùa lạnh đông
     Hành quân vượt núi qua sông
     Trăng treo đầu súng, má hồng vẫn mơ
     Đỗ quyên – tên thật nên thơ
     Màu hoa đỏ rực ngẩn ngơ giữa rừng.

Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014

Mùa Xuân và người lính

 

        Xuân về anh gửi tới em
Niềm vui hạnh phúc êm đềm quê hương
Anh là người lính biên cương
Giữ gìn đất nước yêu thương vẹn tròn
Nắng xuân rực rỡ tâm hồn
Ngắm hoa đào nở bồn chồn con tim.

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2014

Mừng Tết Tây


        Tết đã đến rồi dạ vấn vương
        Chồng thêm một tuổi lẽ bình thường
        Nhìn lui mới đó mà năm hết
        Ngó tới hôm nay đã tết dương.

Chúc Mừng Năm Mới 2014