Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Đồi Sức đang xuân

Xa xưa, hai khu Đồi Sức thuộc địa bàn làng Chế Nhuệ (xã Tình Cương), vốn là một khu rừng rậm. Sau khi vào Hợp xã Nông nghiệp những năm 60 thế kỷ XX khu rừng rậm biến mất. Thay vào đó là những khu đất bị sói mòn, nham nhở, cây cỏ khó mọc lên. Từ khi đổi mới, hai khu Đồi Sức dần thay da đổi thịt. Bây giờ, đồi chè xanh mơn mởn nơi đây đã trở thành “phim trường” cho mấy bác thợ chụp ảnh. Thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm quê, nhưng thực ra đã 40 năm trôi qua, hôm nay tôi mới ghé lại nơi này. Đồi Sức đang xuân...


Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Thành lập CLB Dưỡng sinh Trường Sinh học xã Tình Cương

Ngày 28-3-2016, Trung tâm Dưỡng sinh tỉnh Phú Thọ công bố quyết định thành lập Câu lạc bộ Dưỡng sinh Trường Sinh học xã Tình Cương, huyện Cẩm Khê, do Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú Tô Đức Hạ làm Chủ nhiệm. Đến dự buổi lễ và chỉ đạo phong trào có ông Nguyễn Trọng Phú, Chủ tịch UBND xã Tình Cương; các vị lãnh đạo Trung tâm Dưỡng sinh Phú Thọ; Bí thư Chi bộ và Trưởng khu dân cư Xóm Đàng, xã Tình Cương; đại diện các Câu lạc bộ Dưỡng sinh trong huyện Cẩm Khê; cùng đông đảo môn sinh Trường Sinh học.

Tân Chủ nhiệm CLB Dưỡng sinh Trường Sinh học Tình Cương Tô Đức Hạ.

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Triển vọng nông nghiệp cận đô thị

Dự án phát triển nông nghiệp cận đô thị gắn với xây dựng cánh đồng mẫu lớn, sản xuất lúa chất lượng cao từ năm 2013 tại 2 xã Tình Cương và Hiền Đa trên khu vực đồng Láng Chương với quy mô 120ha/vụ thu được những kết quả tích cực.


Dự án được triển khai bước đầu đã hình thành được vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, từng bước thay đổi tư duy của người nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tập quán canh tác cũ, lạc hậu. Trên diện tích rộng 120ha, các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ đã được ứng dụng vào các khâu trong sản xuất lúa như làm đất và thu hoạch lúa (sử dụng máy cày, giàn xới, máy gặt đập liên hợp các loại); sử dụng giống lúa lai (Syn6) và các giống lúa thuần (HT1, SH2) có năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2016

Quà chợ

Khi còn nhỏ, niềm vui lớn của tôi là ngóng mẹ đi chợ về. Hầu như ngày nào mẹ cũng đi chợ. Có khi mẹ đi bán vài thứ “cây nhà lá vườn” tự nuôi trồng: buồng chuối, buồng cau, dăm con vịt, con gà hoặc mớ cà, dưa, bí, mướp...

Một góc chợ Phú Lạc.

Nhưng ngày không có gì bán, mẹ vẫn đi chợ mua chút thức ăn tươi về lo cơm cho cả nhà. Cha làm quần quật ngoài đồng, mẹ không đành lòng nhìn thấy bữa trưa cha trệu trạo nhai chén cơm khô thiếu cá, thiếu canh. Còn nữa, mấy đứa nhỏ, là anh em tôi cũng cần ăn uống đàng hoàng để lớn để bớt sinh bệnh, sinh đau. Tiền ăn rẻ hơn tiền thuốc mà…, mẹ luôn chống chế mỗi khi nghe cha phàn nàn chuyện chợ búa tốn kém.

Hoài niệm tháng Ba

Hoa bưởi.

Những cụm mây trời
Lang thang bay vào tháng ba
Bóng tràn qua xóm nhỏ,
Những hạt mầm hoa cỏ
Khát khao đợi mưa sa.

Con ve cũng thức giấc ngày vào hạ
Sau mười năm ngủ vùi
Tình khúc đầu tiên tặng em và tôi
Là hợp tấu về cuộc tình đầu ngây dại
Nụ hôn theo miền gió bay
Duy chỉ mùi hương sót lại.

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Gặp mặt đồng hương Phú Thọ tại Hải Phòng

Hôm thứ Bảy 12-3-2016, Ban liên lạc Hội  đồng hương Phú Thọ tại Hải Phòng đã tổ chức họp mặt đầu Xuân tại hội trường Thành ủy Hải Phòng. Đến dự có ông Trần Phù Tiêu, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ; lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hải Phòng; lãnh đạo Báo Phú Thọ, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ,…


Từ ngày thành lập đến nay, qua 31 năm hoạt động Hội đồng hương Phú Thọ tại Hải Phòng có gần 400 hội viên, đại diện cho hơn 1.000 bà con quê ở Phú Thọ đang sinh sống và làm việc ở Hải Phòng.

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

Sương rồng gai


Đó là em sương rồng gai
  Đất cằn sỏi đá vẫn mài sức xuân
Bốn mùa tiết nhựa trắng ngần
  Xù xì gai gốc tươi phần đỏ hoa
Giữa trời đất rộng bao la
  Đơn sơ mộc mạc làm quà yêu thương

Phong trào học tập suốt đời ở Cẩm Khê

Thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” của Thủ tướng Chính Phủ. Năm 2014, huyện Cẩm Khê triển khai phong trào “Học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng” đến năm 2020, tới tất cả 31 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.


Sau 2 năm triển khai thực hiện, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể, đặc biệt là vai trò nòng cốt của Hội Khuyến học từ huyện đến cơ sở cùng sự nỗ lực của cán bộ, hội viên và nhân dân, phong trào học tập suốt đời ở huyện Cẩm Khê đã đạt được kết quả quan trọng.
Ông Phùng Hữu Nghị, Chủ tịch Hội khuyến học huyện Cẩm Khê cho biết: “Đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm huy động sức mạnh của cộng đồng tham gia vào nhiệm vụ phát triển một xã hội học tập. Hội Khuyến học huyện triển khai tới 100% các xã, thị trấn, trường học và nhiều cơ quan, đơn vị với 53 cơ sở hội trực thuộc”.

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016