Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

Trung du


Con sinh ra từ vùng đất trung du
Nơi cha đã nhọc nhằn
cuốc những bụi cỏ lem
phát hoang đồi núi
cho viên gạch đầu tiên lên khuôn
xây ngôi nhà bằng đất nung đỏ lửa
ngôi nhà làm bằng gạch tự đóng
vẫn còn hằn năm ngón tay cha.

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

Trăn trở về hệ thống đài truyền thanh cơ sở

PhuthoPortal – Cẩm khê là một huyện miền núi nghèo của tỉnh Phú Thọ, với tổng số dân trên 12 vạn người, được phân bổ rải rác tại 31 xã, thị trấn trong huyện, nhân dân sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp nên đời sống còn gặp rất nhiều những khó khăn. Năm  2006, khi lần đầu tiên huyện Cẩm Khê đưa hệ thống đài truyền thanh FM về lắp tại 5 đài truyền thanh của 4 xã: Đồng Lương, Tình Cương, Phú Khê, Phương Xá và thị trấn Sông Thao, từ đó đến nay, huyện đã phát triển mạng lưới này rộng khắp tại 16/31 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.


Tuy nhiên sau hơn 10 năm lắp đặt và đưa vào sử dụng, hệ thống này đã bộc lộ một số những hạn chế nhất định, đặc biệt là thường xuyên hỏng hóc do ảnh hưởng của thiên tai. Có thể nói, hệ thống đài truyền thanh FM có những ưu điểm hơn rất nhiều so với hệ thống truyền thanh hữu tuyến thường dùng trước đây. Đặc điểm của hệ thống truyền thanh hữu tuyến là sử dụng một máy phát truyền tín hiệu qua hệ thống đường dây dẫn đến các cụm loa. Đường dây dẫn dài, đối với các địa phương có địa hình rộng, dân cư ở thưa thớt, các cụm loa ở cánh nhau quá xa, do đó tín hiệu không đồng đều, các cụm loa càng ở cách trung tâm máy phát thì tín hiệu càng nhỏ. Do hệ thống đường dây dài nên thường xuyên bị rỉ sét và đứt đoạn, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát tín hiệu của hệ thống. Nếu truyền thanh hữu tuyến có những nhược điểm đó thì truyền thanh FM lại có những ưu điểm vượt trội. Đặc điểm của truyền thanh FM là truyền thanh không dây, ở tất cả các cụm loa đều có cụm thu tín hiệu từ máy chủ, tắt các cụm loa bằng bàn điều khiển, tín hiệu phát ra các loa đồng đều, âm thanh trong trẻo, dù các cụm loa có nằm cách trung tâm đến mấy. Như vậy truyền thanh FM không chỉ dễ sử dụng, thao tác đơn giản mà tín hiệu phát ra lại đảm bảo góp phần không nhỏ phục vụ công tác tuyên truyền của địa phương.

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Nhà tôi


Nhà tôi nép dưới chân đê
Ao cá trước mặt, bờ tre sau nhà
Đêm trăng cau thả ngàn hoa
Trắng ngần vại nước tưởng là sao rơi
Mảnh sân ngửa mặt nhìn trời
Ngày mùa thóc lúa nằm phơi nắng hè.

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Kiếp sau không còn dịp gặp lại nhau đâu

         Đây là một lá thư riêng của ông Tôn Vận Tuyền, Viện trưởng Viện Quốc gia Hành chánh – một chính khách nổi tiếng Đài Loan – gởi cho các con của ông lúc ông còn sống, bây giờ mới thấy lưu hành trên mạng internet, được nhiều phụ huynh đọc và cảm xúc sâu đậm. Xin trân trọng giới thiệu cùng bà con cô bác gần xa:


Ông Tôn Vận Tuyền.

Ông Tôn Vận Tuyền (孫運璿, Sun Yun-Suan, 10/11/1913 – 15/02 /2006), đã để lại cho các con ông những lời tâm huyết như sau:
Các con thân mến!
Viết những điều căn dặn này, cha dựa trên 3 nguyên tắc như sau:
1. Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được bao lâu, có những việc cần, nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.
2. Cha là cha của các con, nếu không nói ra thì chắc không ai nói rõ với các con những việc này đâu!
3. Những điều căn dặn để ghi nhớ này là kết quả của bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của chính bản thân mà Cha ghi nhận được, nó sẽ giúp các con tránh những nhầm lẫn hoang phí trên con đường trưởng thành của các con.

Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Về làng

Tuổi thơ sau lũy tre làng.

                              Xa làng da diết nhớ làng
                                                 Nhớ cây đa cổ, nhớ hàng trúc xinh
                                                           Nhớ long lanh nước ao đình
                                                 Nhớ mùa sen nở lung linh bóng lồng.

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Các pháo thủ Arsenal thích thú đội nón lá và đi thăm chùa ở Hà Nội

          Lần đầu đến thăm và thi đấu giao hữu tại Việt nam, các pháo thủ Arsenal thích thú đội nón lá – một đặc thù của Việt Nam – và đi thăm một số ngôi chùa ở Hà Nội.

Cẩm Khê: Những chuyển biến tích cực về "tam nông"

PTO – Đã lâu chúng tôi mới có dịp trở về thăm khu Tam Giao, xã Tiên Lương, huyện Cẩm Khê. Ít có ai ngờ đường đến khu dân cư thưa thớt ngày xưa lầy thụt, trơn trượt khó đi nay đã được thay thế bằng con đường nhựa phẳng lỳ. Thi thoảng lại thấy mấy thanh niên đầu đội mũ bảo hiểm, quần xắn quá gối phóng xe máy ào qua. Họ đi làm ruộng, làm kinh tế đồi rừng bằng xe máy.
 
Đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp ở Cẩm Khê - Ảnh: Tư liệu.
Những đổi thay toàn diện trên quê hương Cẩm Khê trong những năm qua đó chính là nhờ “luồng gió mới” sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bằng việc thực hiện các cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn ngày càng phát triển, đến Cẩm Khê xuất hiện nhiều mô hình kinh tế như: Nuôi cá chép đỏ ở Tuy Lộc, nuôi cá thương phẩm ở Văn Khúc, Đồng Lương, Văn Bán,… sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở Sai Nga, Sơn Nga, Phương Xá,… dịch vụ thương mại ở Cát Trù, Phương Xá, Thị trấn Sông Thao,… kinh tế rừng ở Hương Lung, Văn Bán,… Đồng chí Phùng Hữu Nghị, Bí thư Huyện ủy Cẩm Khê cho biết: Bám sát mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể của Nghị quyết, chúng tôi đã triển khai thực hiện khá đồng bộ các nhiệm vụ về đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn như: Giao thông nôn thôn, giao thông nội đồng, cứng hóa kênh mương thủy lợi, củng cố hệ thống đê chống lũ; mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục, y tế, thể thao, an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới…

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2013

Lễ hội đất Tổ và văn hóa cội nguồn

Hội Làng
Lễ hội dân gian hay "hội  làng", "hội làng quê" là biểu hiện tổng hợp và tập trung cao nhất của văn hóa làng xã, văn hóa công xã nông nghiệp. Lễ hội thu hút không chỉ những thành phần tín ngưỡng, tôn giáo, những trò vui chơi hội đám mà còn là toàn bộ sinh hoạt nông thôn với phong tục, tập quán cho tới các nghề nghiệp truyền thống. Có thể nói đến với lễ hội làng quê là đến với văn hóa làng xã. Và, để tìm hiểu về nông thôn, về những giá trị tinh thần cho tới những đáy sâu tiềm ẩn tâm linh của nhân dân công xã không thể không tìm đến các lễ hội.
Lễ hội dân gian của Phú Thọ – đất Tổ Hùng Vương – chính là cơ sở bảo tồn văn hóa làng xã và di sản văn hóa dân tộc. Lễ hội Phú Thọ mang những yếu tố hình thức phổ biến của lễ hội người Việt nói chung nhưng cũng có những biểu hiện địa phương mang tính đặc thù của một vùng trung du là điểm khởi hành của lịch sử dân tộc.

Thứ Ba, 16 tháng 7, 2013

Cho quê hương mãi trường tồn


Một thời cha ông mở đất
Hòa bình, độc lập hôm nay
Tuổi trẻ tiến lên phía trước
Tuổi trẻ làm chủ tương lai.

Tự do hồng thêm ngọn lửa
Cho quê hương mãi trường tồn
Từ nay cùng xây mơ ước
Mồ hôi cho đất thơm hương.

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Trường THCS Tình Cương – 45 năm xây dựng và trưởng thành

Trung tâm Giáo dục - Y tế xã Tình Cương nhìn từ  QL32C

Trường Trung học Cơ sở Tình Cương tiền thân là Trường Phổ thông Cấp 2 Tình Cương. Trường được thành lập từ những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước (năm học 1967 – 1968). Từ nơi hầm sâu, vách đất, sau nhiều lần chuyển địa điểm do chiến tranh: tách, nhập theo từng thời kỳ, có nhiều năm gián đoạn. Từ năm 2003 đến nay trường được tái lập trở lại lấy tên là Trường Trung học Cơ sở Tình Cương. Ngôi trường hiện nay mới được xây dựng năm 2010, tọa lạc ngay cạnh con đường quốc lộ 32C. Từ ngày thành lập đến nay trải qua bao bước thăng trầm nhưng nhà trường luôn khẳng định được vị thế của mình trong sự nghiệp “Trồng người”.

Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

Mưa trên lá cọ


                              Mưa rơi
                              Lộp độp mưa rơi
                              Trên tàu lá cọ những lời ngày xưa
                              Lối về bất chợt cơn mưa
                              Nép chung tàu cọ gió lùa tóc vương
                              Cái hôm bộ đội lên đường
                              Tiễn anh cơm nắm thơm hương cọ đồi.

Thứ Sáu, 12 tháng 7, 2013

Cẩm Khê tập trung chăm sóc lúa mùa

PTO – Vụ mùa năm nay, huyện Cẩm Khê gieo trồng 3.250 ha lúa các loại trong đó gần 70% là diện tích lúa lai và lúa chất lượng cao. Các giống được gieo trồng chủ yếu như: Nhị Ưu số 7, 838, Thục Hưng 6, Q5 và các giống lúa thuần, giống có năng suất, chất lượng, có khả năng chống chịu sâu bệnh, phù hợp với khả năng đầu tư thâm canh của các hộ dân như: Bao Thai, Khang Dân 18, Khang Dân đột biến, Hương thơm số 1, Nếp 97.

Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Xướng họa: LÒNG NGƯỜI XA QUÊ

Bài xướng:
Lòng người xa quê

          Ai còn nhớ tới lũy tre làng
          Những tiếng ve ngân báo hạ sang
          Phượng đỏ từng chùm bao cửa trắng
          Rêu xanh mấy lớp phủ tường vàng
          Người đi viễn xứ đang sung sướng
          Kẻ ở gần quê vẫn bẽ bàng
          Lúc trước nếu không vì Nguyệt Lão
          Bây giờ đã chẳng phải đa mang.

                    HÀ MINH GIANG

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2013

Có bao nhiêu ngôi chùa mang tên Long Khánh?

Đất nước ta có một nền văn hóa đa dạng phong phú, nó như một bức tranh sống động bởi sự hòa quyện nhiều màu sắc, mà ở đó đền, chùa, đình làng ở nông thôn là một gam màu chủ đạo để làm nên bức tranh đó. Ai xa xứ về quê tới đầu làng những ngôi đền, chùa, đình làng rêu phong văng vẳng chuông ngân đã tạo nên sự hối thúc mãnh liệt, đầy sức sống cho mỗi con người, để ai đi xa cũng mong sớm có ngày trở lại. Trên đất nước Việt Nam mến yêu (và rộng hơn là trên thế giới) hiện có bao nhiêu ngôi chùa (hay Tổ đình), đình, đền có tên gọi "Long Khánh". "Tình Cương: Đất & Người" sưu tầm và xin mạo muội chép lại một số địa chỉ như sau:



01/- Tổ đình Long Khánh: số 141 Trần Cao Vân, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
02/- Tổ đình Long Khánh: thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang.
03/- Tổ đình Long Khánh: ấp Khánh Thuận, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
04/- Tổ đình Long Khánh: thôn Phú Lộc, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên.
05/- Tổ đình Long Khánh: xóm Chùa, xã Tình Cương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

Trung du quê mẹ

  

               Ta về đất mẹ trung du
               Nhặt tìm kỷ niệm “tuổi thơ ngày nào”
               Hoa sim vẫn tím đồi cao
               Hoa mua quê mẹ bước vào trong thơ
               Qua rồi cái tuổi dại khờ
               Tiếc hoài đôi mắt ngây thơ... “dỗi hờn”

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2013

Thăm quê

Từ ruộng ngô ven ngòi Tình Cương nhìn về phía núi Đọi Đèn - Ảnh: Nhật Minh.

                                          Về thăm quê dọc bờ sông
          Xa bao năm tháng được trông quê nhà
          Đầu làng xưa gạo đỏ hoa
          Giờ dăm lò gạch vào ra rộn ràng
          Đầm hồ xưa trắng mênh mang
          Giờ xanh sóng lúa mỡ màng tốt tươi
          Tìm đâu đồng cỏ vui chơi
          Chăn trâu đùa nghịch một thời tuổi thơ?

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2013

Nhét tiền tay Phật...

Nhét tiền vào tay Phật là lòng tham cầu, vừa làm hỏng chính Phật tử, vừa làm suy đồi chốn chùa chiền. Tự do tín ngưỡng là đương nhiên, nhưng hành xử trong tín ngưỡng ngày nay có nhiều điều thật đáng lo ngại.

Tay Phật bị nhét tiền lẻ vì lòng tham cầu, không hiểu Phật.
Vàng mã quá to quá nhiều cùng với lượng hương khói lớn cắm vào bất cứ chỗ nào, tranh đoạt lộc và các dấu ấn tín ngưỡng (cướp ấn đền Trần), vứt rác bừa bãi, bẻ cây hái lộc và nhét tiền cúng vào bất cứ chỗ nào trên điện thờ, phản cảm nhất là nhét tiền vào những bàn tay Phật. Cùng với đó là tệ buôn thần bán thánh, lễ to thì cúng nhiều, hòm công đức tràn lan. Đó là biểu hiện của thời mạt pháp.