Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Vườn xưa

Chùa Long Khánh ngày mới khánh thành.

Con về thăm lại vườn xưa
Mảnh vườn Ưu Bát hương đưa thưở nào.
Về đây lòng thấy nao nao
Vườn xưa còn đấy tìm đâu dáng Người.
Vàng son một thuở vào đời
Sen hồng bảy bước nhạc trời hân hoan
Trần gian ngập ánh hào quang
Bước tinh khôi đã xua tan đêm trường...

Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013

Phát hiện 3 bộ hài cốt liệt sĩ tại sân bay Tà Cơn

* Liệt sỹ Trần Văn Chiến, quê ở xã Tình Cương, hy sinh năm 1969.
        
          (Dân trí) – Ngày 09 tháng 11 năm 2012, ông Nguyễn Thuận Huệ, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) cho biết: Sau 2 ngày đơn vị tổ chức khai quật đã tìm thấy 3 bộ hài cốt liệt sĩ cùng một số di vật trong khu vực sân bay Tà Cơn (thôn Tân Xuyên, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị).

Ba bộ hài cốt được phát hiện tại khu vực sân bay Tà Cơn

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ làm việc tại Cẩm Khê

Ngày 27-5, ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch UBND tỉnh đã làm việc với lãnh đạo huyện huyện Cẩm Khê về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2012, nhiệm vụ trọng tâm năm 2013; những tồn tại, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của huyện. Cùng dự buổi làm việc có ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Ban Dân tộc, Văn phòng UBND tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Chu Ngọc Anh kết luận buổi làm việc.

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

Bài cho trường cũ


                                         Năm năm không về thăm trường cũ
                         Những ước mơ xưa đổi khác nhiều
                         Ta vẫn miệt mài thân đãng tử
                         Cát bụi phai dần những mến yêu.

                         Năm năm ta bỏ trường đi biệt
                         Góc biển đầu non sống hững hờ
                         Hoa bướm thư sinh quên lãng hết
                         Chuyện lòng như một thoáng thu sơ.

Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2013

Đại lễ kính mừng Phật đản ở chùa Quán Sứ (Hà Nội)

        Hòa trong không khí chung vui của Phật giáo đồ trên toàn thế giới kính mừng ngày đức Phật đản sinh Thích Ca Mâu Ni Phật lịch 2557 - dương lịch 2013, sáng 24/5 (tức 15/4 âm lịch) tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức Đại lễ kính mừng Phật đản Phật lịch 2557, Dương lịch 2013.
        Chứng minh tối cao đại lễ có Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ, hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - trụ trì Chùa Quán Sứ - Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam; ông Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, cùng đông đảo đồng bào phật tử và nhân dân tham dự kính mừng ngày đản sinh của Đức Thế Tôn.

Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, 
Trưởng lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ 
cùng các chư tăng chứng minh đại lễ
        Lễ Phật đản là lễ trọng của đạo Phật, diễn ra hàng năm vào Rằm tháng 4 (âm lịch) theo truyền thống Phật giáo để kỷ niệm ngày xuất thế và tưởng nhớ Đức Thế Tôn - người khai sáng đạo Phật.

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Kính Mừng Đức Phật Đản Sinh


                                  Mùa Phật Đản năm nào cũng vậy
                        Lâm Tỳ Ni đâu đấy tôn vinh
                    Đức Phật thị hiện thắm tình
                    Muôn lòng như một cung nghinh đón chào
                        Trên đường đạo mong sao ai cũng
                        Nguyện một lòng cùng chúng tu hành
                    Đến ngày Đức Phật Đản Sanh
                    Phước tròn hội đủ an lành gần xa
                        Mừng Phật Đản thiết tha đảnh lễ
                        Trên dưới cùng phát thệ theo Ngài
                    Tựa như những đóa sen khai
                    Tăng ni hòa hợp kết đài liên hoa.

Lời mẹ


               Mẹ vẫn thường dạy con đừng oán trách cuộc đời
               Mỗi khi gặp chuyện buồn, những khi trắc trở
               Hãy nở nụ cười thay bằng than thở
               Ta có mặt trên đời đã là sự hàm ơn.

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2013

Mừng Phật đến với chúng sanh

        GN – Đêm trở mình… Thái tử vụt đứng lên, xé toạc màn đêm lao về phía trước, mang theo trong lòng không chỉ hoàng thân quốc thích mà là cả nhân loại đang quằn quại trong biển khổ đau thương. Không để lại lời từ biệt nào, bởi vì Ngài quyết sẽ có ngày trở lại.


Với phụ vương, hiền thê, hài nhi… Ngài đã đến và đã đi. Đó là một sự thị hiện toàn hảo toàn bích. Để cho chúng sanh muôn đời sau cũng như thế mà đến mà đi, mà tháo tung sợi dây ân ái buộc ràng, để được thỏa sức tung hoành trên bầu trời sắc sắc không không. Mười một năm xả thân trong rừng già, trên đảo hoang, trong những hang những núi, những mây mù ảm đạm của cuộc hành trình đi tìm chân lý. Đói và khát, sống và chết, những trò đuổi bắt tâm linh thay nhau xô dạt người tầm đạo đi vào tuyệt lộ. Vắt cạn bình sinh, Thế Tôn lại một lần nữa từ bỏ tất cả, những năm tháng khổ hạnh đầu-đà, những thành quả thiền định cao xa. Cuối cùng Ngài dừng lại dưới cội Tất-bát-la.

Đất quê

Đất quê.

                    Bùn non sánh giọt mồ hôi

          Trộn nước mắt với máu người nông dân

                    Khổ đau muôn kiếp phong trần

          Thác gửi vào đất mà thành hồn quê

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Gã con rể làng Tình Cương tầm sư học Thiền trị bệnh

        Hắn tên là Đỗ Doãn Hoàng – con rể cô giáo Vân, người làng Tình Cương. Hắn là nhà báo và cũng bị bệnh như bao người bình thường khác. 


Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng.
        Thế rồi, cơ duyên đã dẫn dắt hắn đến với “bà tiên áo trắng” Hồ Thị Thu để học Thiền trị bệnh và trở thành môn sinh Trường Sinh học. Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đã kể chuyện này (2 kỳ) trên báo Lao Động như sau:

Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Học sinh cũ tặng trường sách và thiết bị thư viện

        PTO – Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt sinh cùng năm thành lập Trường THPT Cẩm Khê. Năm 16 tuổi, cậu học sinh Trường Cấp II Tình Cương cũng vào học khóa 16 của trường Cấp III huyện nhà.
Mấy năm qua, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt và cá nhân Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng đã có nhiều đóng góp với quê hương Tình Cương và sự nghiệp khuyến học của tỉnh Phú Thọ. Tháng 10- 2011, nhân ngày Khuyến học Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng đã ủng hộ Quỹ khuyến học đất Tổ 200 triệu đồng. Vừa qua, nhân Ngày nhà giáo Việt Nam, về thăm trường cũ, anh gửi Ban giám hiệu 25 triệu đồng để thưởng cho 5 thầy, cô giáo là giáo viên dạy giỏi. Hưởng ứng các hoạt động tiến tới kỷ niệm 50 năm thành lập Trường THPT Cẩm Khê, anh tặng nhà trường một số sách và thiết bị phòng thư viện với tổng trị giá 200 triệu đồng. Giờ đây, ai đến thăm Trường THPT Cẩm Khê sẽ thấy một thư viện khang trang với đầy đủ bàn ghế, giá sách, tủ sách... cùng mấy nghìn bản sách.

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Anh hùng giữa thời bình

Đầu năm 1996, Công an tỉnh Vĩnh Phú (cũ) tổ chức phát động phong trào thi đua “vì cuộc sống bình yên của nhân dân”, động viên toàn lực lượng ra quân mở 4 chiến dịch tấn công trấn áp tội phạm. Ngày 06 tháng 5 năm 1996, trong khi làm nhiệm vụ tại địa bàn phường Gia Cẩm, thành phố Việt Trì, thượng úy Tô Đức Thắng phát hiện đối tượng dùng lưỡi lê AK cạy cổng nhà một người dân. Khi phát hiện thấy có người, đối tượng bỏ chạy. Thượng úy Thắng đuổi theo truy bắt. Đối tượng dùng lưỡi lê AK đâm, thượng úy Thắng tránh được và tiếp tục truy đuổi. Tên này rút súng K59 bắn trả 3 phát nhưng không trúng. Khi hắn băng qua mép ta-luy cao khoảng hơn 1 mét thì thượng úy Thắng tóm được chân hắn. Đối tượng ngoan cố bắn tiếp một phát nữa và viên đạn ấy đã xuyên qua đùi làm thượng úy Thắng bị thương nặng. Tuy máu ra nhiều nhưng thượng úy Thắng vẫn quyết tâm truy bắt đối tượng đến cùng.

Thượng úy Tô Đức Thắng - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Được đồng đội và quần chúng nhân dân hỗ trợ kịp thời, cuối cùng đối tượng cũng đã bị bắt quả tang và thượng úy Thắng đã được đưa đi cấp cứu kịp thời. Kẻ gây án tên là Trần Văn Ngọc, sinh năm 1914, trú tại phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì, đã có tiền án 30 tháng tù về tội cướp tài sản. Khi bị bắt, Công an đã khám xét và thu giữ trên người tên Ngọc 1 khẩu súng K59 có 4 viên đạn trong đó có 1 viên đạn đã lên nòng và 1 lưỡi lê AK.

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Hoàn thành công trình cấp nước sinh hoạt

        PTO – Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và huyện Cẩm Khê đã tổ chức lễ khánh thành, đưa vào sử dụng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho các xã: Tình Cương, Hiền Đa, Cát Trù. 


Kiểm tra thiết bị trước khi bàn giao đưa vào sử dụng.


Được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 2341/QĐ-UBND ngày 18-8-2008, Dự án Hệ thống cấp nước sinh hoạt cụm xã do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư có tổng mức đầu tư: 33.484.066.000 đồng. Tháng 12-2009, công trình được khởi công xây dựng. Sau hơn một năm thi công, công trình đã hoàn thành đúng tiến độ và đưa vào khai thác sử dụng với các hạng mục: Hệ thống đường ống cấp nước đấu nối từ Xí nghiệp nước Cẩm Khê đến trạm bơm tăng áp dài 6.122m; 3 bể chứa nước dung tích 250m3/bể; trạm bơm tăng áp kết hợp nhà quản lý với 3 máy bơm trục ngang công suất mỗi động cơ 7,5kW, lưu lượng mỗi máy 43m3/h; trạm biến áp 100KVA, hệ thống đường ống phân phối nước…

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Quan tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

        Trong năm qua, thực hiện công tác chăm sóc người cao tuổi, trên địa bàn huyện đã có trên ba nghìn cụ được hưởng trợ cấp của Nhà nước và được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Các cụ cao tuổi được UBND, Hội Người cao tuổi các xã, thị trấn tổ chức mừng thọ trong các dịp lễ tết. Các xã đã vận động các tầng lớp nhân dân tự nguyện đóng góp ủng hộ quỹ "Chăm sóc ông bà, cha mẹ tại gia đình" và quỹ "Toàn dân chăm sóc Người cao tuổi (NCT)" của xã. Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi phát động đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của đông đảo bà con. Đến nay, đã có 20/31 Hội cơ sở xây dựng được quỹ "Toàn dân chăm sóc NCT" với tổng số tiền dư quỹ là 131,155 triệu đồng. Một số hội có số dư quỹ cao như Phú Lạc  trên 37 triệu đồng; Hương Lung  20 triệu đồng; Điêu Lương 19 triệu đồng; Tình Cương 10 triệu đồng... Chân quỹ của các chi hội cơ sở theo đó cũng từng bước được nâng lên. Toàn huyện đã xây dựng được 1.483 triệu đồng chân quỹ với mức bình quân 97.700 đ/ hội viên. Quỹ phụng dưỡng ông bà, cha mẹ cũng được thực hiện ở hầu hết các xã, thị trấn với tổng số dư quỹ toàn huyện trên 750 triệu đồng...

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Chia sẻ với cộng đồng

        (NYO) – 2012 là một năm đầy khó khăn và thách thức đối với nhiều tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam và công ty Cổ phần Đầu tư Nam Dương cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, với triết lý “Kinh doanh không đơn thuần là lợi nhuận”, công ty Cổ phần Đầu tư Nam Dương thường xuyên tổ chức các hoạt động hỗ trợ và giúp đỡ cộng đồng. 

Đại diện Công ty Nam Dương trao quà cho người dân ở xã Tình Cương.

Tuy là một đơn vị còn khá mới trên thị trường thế nhưng Nam Dương đã nhanh chóng chiếm được niềm tin của người tiêu dùng không chỉ với những dòng sản phẩm dinh dưỡng chất lượng mà còn vì  trách nhiệm chia sẻ khó khăn chung với cộng đồng. 

Thứ Hai, 6 tháng 5, 2013

Làm giàu từ... đất

         PTO – Về Cẩm Khê tìm hiểu chuyện làm kinh tế của những cựu chiến binh, chúng tôi được biết nơi đây còn gặp nhiều khó khăn. “Huyện có gần 650 thương bệnh binh, thế nhưng gương làm kinh tế giỏi thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Có trồng trọt, chăn nuôi hay buôn bán gì thì cũng chỉ đủ cho sinh hoạt hàng ngày, chứ làm giàu thì hiếm lắm vì vốn ít. Duy chỉ có ông An – một thương binh hạng 3/4 có đời sống khá giả, thành lập được công ty riêng”. Đó là lời tâm sự của ông Ngô Xuân Hồng – Chủ tịch Hội CCB huyện.

Thương binh Nguyễn Đức An bên mẻ gạch mới ra lò.

Theo chỉ dẫn của ông Chủ tịch Hội, chúng tôi thăm mô hình sản xuất gạch xây dựng của hộ ông Nguyễn Đức An ở khu 5, xã Tình Cương. Là thương binh hạng 3/4, năm nay đã ở tuổi 75 nhưng ông vẫn đảm đương hầu hết công việc của công ty. Kể về quá khứ hào hùng thời kỳ bom đạn tại chiến trường, ông An chia sẻ: Khi ngoài 20 tuổi để lại vợ con ở quê nhà, tôi hăng hái cùng đồng đội lên đường tham gia kháng chiến chống Mỹ ở nước bạn Lào rồi vào chiến trường Đông Nam Bộ cho đến khi bị thương nặng ở cột sống, cổ và đầu đành phải chuyển về công tác tại Công ty Điện ảnh Phú Thọ. Đến năm 1990 tôi về nghỉ hưu và tham gia làm kinh tế tại địa phương.

Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Một huyền thoại về môn phái võ Thất Sơn Thần Quyền

          Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, làng võ Việt xôn xao bởi sự xuất hiện của một phái võ kỳ lạ, gọi là "võ bùa" hay "thần quyền". Người theo môn võ ấy không cần luyện tập quyền cước mà chỉ cần thổi hương, uống bùa, gọi thần chú là có sức mạnh muôn người khôn địch... Bởi cách thức có phần thần bí đó mà nhiều môn phái khác đã tìm các lò dạy võ bùa để tìm hiểu thực hư, phân tài cao thấp. Sự "truy sát" ấy, cùng nhiều lý do khác nữa nên chỉ ít thời gian sau, võ bùa phải lui vào ẩn dật.
Gần đây, trước sự nở rộ trở lại của phong trào học võ, lại có lời đồn võ bùa đang "tái xuất giang hồ". Chúng tôi đã đi tìm hiểu thực hư xung quanh môn võ này.

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Giảm ô nhiễm từ bếp cải tiến

        Cách đây mấy năm (từ giữa năm 2006), người dân các xã miền núi thuộc huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) là: Tình Cương, Yên Tập, Phùng Xá, Thụy Liễu,… bắt đầu làm quen với khái niệm bếp cải tiến do Viện Năng lượng giới thiệu. Những chiếc kiềng 3 chân được thay thế bằng "bếp xây" giữ nhiệt vừa tăng "cường độ" nấu nướng, vừa giảm khói bụi, giảm củi đun.
250 người tham gia đợt đầu được Dự án Bếp cải tiến của Viện Năng lượng hỗ trợ 100.000 đồng cho việc xây bếp. Cán bộ dự án chịu khó đến từng nhà dân khảo sát, rút kinh nghiệm hoàn chỉnh "thiết kế" bếp sao cho cửa đun không hẹp, không cho khói thoát ra từ cửa đun và có thể sử dụng nhiều cỡ nồi khác nhau. 98% số hộ được hỏi cho biết sử dụng bếp cải tiến giảm từ 25% đến trên 40% chất đốt; 88% số hộ đánh giá khói bụi giảm từ 50 tới 90% và 94% số hộ thừa nhận thời gian đun nấu giảm từ 25 đến 40%. 


Tuy chị em phụ nữ là người "hưởng lợi" nhiều nhất từ những "chỉ số" thiết thực này, nhưng ông Lê Quang Hợp, người đầu tiên ở xã Thụy Liễu xây bếp cải tiến cũng không dấu được niềm vui cho biết: gia đình ông hành nghề làm đậu phụ, trước đây mỗi tháng dùng hết 1,5m3 củi, từ khi sử dụng bếp cải tiến giảm được 0,6m3 tương đương trên 70.000 đồng; gia đình ông không phải dậy sớm, thời gian làm bún nhanh hơn, lại đỡ bị nóng và khói bụi…

Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

Qua đò Tình Cương thêm "Ông tôi" cho trọn bộ âm dương

        "Khi ấy tôi đang đi qua bến đò Tình Cương băng qua sông Thao hướng về dãy núi Đọi Đèn ở huyện Cẩm Khê, có cái đàn bên cạnh, tôi cầm lên và tự dưng bật ra lời hát và giai điệu: "Ông... Tờ mờ sáng ông đi về phía núi... ư hư… Đồi núi mở ra…" – Nhạc sĩ Nguyễn Vĩnh Tiến "khoe" tác phẩm mới: Ông tôi mà anh nói là "cho trọn bộ âm dương với Bà tôi".
"Ông tôi" có "giẫm chân" lên "Bà tôi"?
- Sau thành công của Bà tôi, nghe nói nhạc sĩ Lê Minh Sơn thách Nguyễn Vĩnh Tiến viết tiếp Ông tôi xem có thành công được như Bà tôi?


        Nguyễn Vĩnh Tiến viết về người ông mà trong đời thực là một du kích sông Thao.

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng: Sự trả giá êm đềm sau từng trang viết

        Đỗ Doãn Hoàng từng tâm sự rằng, 15 năm làm báo cũng là từng ấy năm anh trăn trở, vui, buồn cùng nghề... Anh chính là một cánh chim không mỏi trong làng báo Việt Nam – Một người luôn khao khát đi, viết, khao khát đốt cháy mình từ mỗi cuộc hành trình...
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng vừa cho xuất bản cuốn sách thứ 15 của mình, có tên "Cánh chim rừng không mỏi". Đây là tập bút ký phóng sự tập hợp những bài viết của anh đăng trên các báo trong thời gian gần đây, được chọn theo tiêu chí là những bài viết "có tác động xã hội"...
                  
Nhà báo Đỗ Doãn Hoàng - Con rể làng Tình Cương.

Tôi gặp Đỗ Doãn Hoàng lần đầu vào năm 1999. Khi ấy tôi mới là sinh viên năm thứ 2 của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền), còn Đỗ Doãn Hoàng lúc đó đang là cái tên được sinh viên trường Báo chúng tôi nhắc đến như một tấm gương. Khi ấy, Đỗ Doãn Hoàng đang làm việc cho Tạp chí "Thanh niên" Một tờ tạp chí khiêm nhường của Trung ương Đoàn, nhưng tên tuổi thì đã nổi lên như một "cây phóng sự" trẻ tuổi xông xáo và chuyên động chạm đến những vấn đề gai góc, những chuyện ly kỳ trong cuộc sống. Thời điểm đó, Đỗ Doãn Hoàng đã cho ra lò tập phóng sự đầu tay "Trần gian còn một thứ nghề" như một dấu mốc trong cuộc đời làm báo khiến đám sinh viên chúng tôi mắt tròn mắt dẹt thán phục. Tiếp đó, Đỗ Doãn Hoàng lần lượt "đầu quân" cho một số cơ quan báo chí uy tín như Báo Thanh niên, Báo An ninh Thế giới và hiện nay là Báo Lao động. Nhưng dù ở đâu, "vị trí công tác" bất biến của Đỗ Doãn Hoàng vẫn là đi viết phóng sự. Và, đề tài của phóng sự thì luôn là những câu chuyện, những vấn đề nóng hổi đang diễn ra trong cuộc sống.

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Hoa hậu Ngô Phương Lan làm từ thiện tại Trường Tiểu học Tình Cương

        Trong cái nắng nóng như đổ lửa tháng 4 năm 2009, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007 Ngô Phương Lan đã tới trao quà từ thiện và trồng cây lưu niệm trước sân Trường Tiểu học Tình Cương, huyện Cẩm Khê (Phú Thọ).
  

“Thầy thuốc nhân dân” người làng Chế Nhuệ

        Đó chính là bà Tô Thị Điền, Phó Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam, sinh ra tại làng Chế Nhuệ, xã Tình Cương. Bà đã được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý “Thầy thuốc ưu tú” và “Thầy thuốc nhân dân”.

Thầy thuốc nhân dân Tô Thị Điền.

Tô Thị Điền từng là Trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện Việt Đức; từng giảng dạy tại Đại học Thăng Long; là Trợ lý kỹ thuật y tế dự án GIP-ESTHER (Chăm sóc người bệnh HIV/AIDS của chính phủ Pháp). Từ tháng 7 năm 2011, bà là Phó Giám đốc điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec (số 458 Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Vinmec là bệnh viện đa khoa quốc tế hàng đầu tại Việt Nam hoạt động theo mô hình bệnh viện – khách sạn 5 sao, đặc biệt quan tâm đến công tác tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài.