Thứ Hai, 30 tháng 3, 2015

Cẩm Khê mở rộng mô hình nông nghiệp cận đô thị

Huyện Cẩm Khê có 15,5 ngàn ha gieo trồng cây lương thực, rau màu, trong đó diện tích lúa  gần 10 ngàn ha. Mặc dù là huyện miền núi, song trên địa bàn vẫn có nhiều cánh đồng tương đối bằng phẳng, quy mô lớn, trình độ sản xuất của người dân khá có thể triển khai sản xuất hàng hóa chất lượng cao như khu vực đồng Láng Chương, cánh đồng Ba… Ngoài cây lúa, ngô là chủ lực nhiều xã người dân còn phát triển các cây rau, màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản quy mô lớn có khả năng phát triển nông nghiệp hàng hóa.


Đặc biệt gần đây, do tác động kinh tế, xã hội việc chuyển dịch cơ cấu, phân công lại lao động trong nông thôn tiến triển mạnh. Số hộ, số người tham gia sản xuất nông nghiệp giảm, tạo cơ hội cho phép tích tụ ruộng đất, xây dựng mô hình sản xuất quy mô lớn, tạo sản phẩm làm hàng hóa tốt. Thấy rõ những yếu tố thuận lợi, từ năm 2013, huyện đã triển khai chương trình phát triển nông nghiệp cận đô thị ở một số xã để làm cơ sở nhân rộng thời gian tới.

Hội thi gói, nấu bánh chưng – giã bánh giầy tỉnh Phú Thọ lần thứ III

Ngày 29-3, tại Bảo tàng Hùng Vương (thành phố Việt Trì), Sở Văn hóa – Thể thao & Du lịch đã tổ chức hội thi gói, nấu bánh chưng – giã bánh giầy tỉnh Phú Thọ lần thứ III. Tới dự khai mạc hội thi có các ông: Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng năm Ất Mùi 2015; Nguyễn Huy Hoàng, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; lãnh đạo các huyện, thành, thị trong tỉnh…


Hơn 100 nghệ nhân của 26 đội thi (12 đội thi giã bánh giầy, 14 đội thi gói, nấu bánh chưng) đến từ 13 huyện, thành, thị đã tham gia tranh tài ở các nội dung: Gói 5kg gạo nếp, 1kg đỗ xanh, 1kg thịt lợn… thành 10 chiếc bánh chưng vuông trong thời gian tối đa 10 phút, luộc bánh trong 5 giờ; thổi 5kg gạo nếp thành xôi trong thời gian tối đa 30 phút, giã và bắt thành 5 chiếc bánh giầy trong thời gian tối đa 15 phút.

Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Xướng họa: NGHE TIẾNG ĐÀN BẦU

        Bài xướng:
Nghe tiếng đàn bầu

        Réo rắt tiếng đàn chỉ một dây
        “Đường tơ não nuột” vọng đâu đây
        Ngân nga chiều hạ buồn da diết,
        Thánh thót đêm đông nhớ ngất ngây.
        Thả giọt mưa sầu, tình lắng đọng
        Rót tia nắng ấm, nghĩa mê say
        Bổng trầm cuốn hút, lòng xao xuyến
        Thao thức canh trường ai có hay!

NGUYỄN THẾ VINH (Thanh Trì, Hà Nội)



Thứ Ba, 24 tháng 3, 2015

Người quê


Người quê tất tả quanh năm
  Hễ đặt mình nằm chân đập, chân xoa
Cái xấu thì đậy trong nhà
  Bao nhiêu tốt đẹp phô ra xóm làng
Nói cười bỗ bã oang oang
  Thế thôi! Bụng dạ chẳng màng tính chi

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao khảo sát kết quả bảo tồn phát huy giá trị di sản hát Xoan Phú Thọ

       Ngày 23-3, Sau khi xem trình diễn một số tiết mục hát Xoan tại xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, Ông Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh Phú Thọ về kết quả bảo tồn, phát huy giá trị di sản hát Xoan Phú Thọ (2011 – 2015) và lộ trình xây dựng Báo cáo kết quả đưa hát Xoan ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp, đề cử vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.


          Sau 3 năm (2011 – 2014) thực hiện bảo tồn và phát huy giá trị di sản hát Xoan Phú Thọ để đưa ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, các hoạt động bảo tồn hát Xoan ở Phú Thọ đã được thực hiện với tầm nhìn chiến lược, bắt đầu từ việc kiểm kê với sự tham gia của cộng đồng, nhận diện những bài bản cốt lõi của hát Xoan, hỗ trợ khẩn cấp việc trao truyền từ các nghệ nhân tuổi đã cao cho các nghệ nhân kế cận; tổ chức đào tạo, giáo dục về hát Xoan cho cộng đồng và đưa hát Xoan vào trường học.

Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Mùa hoa cải


Ngắm nhìn ruộng cải ven đê
  Lao xao những buổi đi về đầu đông
Se se cái lạnh giữa đồng
  Ngắm hoa mà đã ửng hồng má ai
Lung linh trong nắng vàng tươi
  Mùa hoa cải lại nhớ người bên sông

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

Bức tranh quê


Núi rừng trời đất thênh thang
  Sông dài biển rộng đồng vàng phì nhiêu
Màu xanh mờ khói lam chiều
  Vẽ lên cảnh đẹp mỹ miều làng quê.

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Rơm

       Tôi chưa từng đi tìm cho mình lý do rằng tại sao lại thích mùi vị ấy như thế, mùi của rơm rạ sau khi đã được tuốt hết những hạt lúa căng mẩy, nếu để vài ngày dưới trời sương, sẽ tỏa ra mùi hương thật đặc biệt.


          Lần đầu tiên tôi cảm giác cái hương vị ấm áp ấy loang dần vào sống mũi là khi tôi được về quê nội. Mùa gặt, những con đường chất đầy rơm thành đống, xe đạp đi quá có khi bị vướng vào vài sợi rơm khô, xoay xoay theo vòng bánh xe, trông thật thích mắt. Từ đó tôi mặc định, cái hương thơm đặc trưng của quê nội nơi đất Bắc là mùi của rơm rạ, mùi của người cha mà cả tuổi thơ tôi khao khát được ở bên cạnh mình.

Chủ Nhật, 15 tháng 3, 2015

Chi bộ Trường THCS Tình Cương tổ chức đại hội đảng viên

Chi bộ Trường THCS Tình Cương vừa long trọng tổ chức đại hội đảng viên nhiệm kỳ 2015 – 2017 hôm 06-3-2015. Tới dự đại hội có ông Nguyễn Đức Việt, Đảng ủy viên Đảng ủy xã Tình Cương, phụ trách các chi bộ Giáo dục.

Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Đỗ Như Yên trình bày báo cáo chính trị.

Điều hành đại hội là Đoàn Chủ tịch, gồm 2 vị: ông Đỗ Như Yên, Hiệu trưởng và bà Bùi Thị Thể, Phó Hiệu trưởng nhà trường; Thư ký đại hội là bà Hà Thị Thanh Phương, Chủ tịch Công đoàn nhà trường.

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Xuân tình


         Xuân đất trời sẽ đi qua
           Xuân tình ở lại trong ta đời đời
         Hoa xuân rạng rỡ môi cười
           Nắng xuân lấp lánh – mắt ngời ước mơ.

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Tháng Giêng


Nhớ gì như nhớ tháng giêng
  Nhớ đồng liếp cải ngồng lên rực vàng
Nhớ đường thôn trắng hoa xoan
  Nhớ xưa dáng mẹ già đang lội đồng.

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Lễ hội đình Ba Nóc làng Hiền Đa

Trong 2 ngày 01 &  02 tháng 3 năm 2015 (tức ngày 11 & 12 tháng Giêng năm Ất Mùi, UBND xã Hiền Đa đã tiến hành tổ chức lễ hội đình Ba Nóc. Đây là lễ hội dân gian được tổ chức trong chương trình về miền lễ hội cội nguồn dân tộc Việt Nam năm Ất Mùi – 2015. Lễ hội đình Ba Nóc làng Hiền Đa hàng năm được tổ chức được tiến hành chu đáo đảm bảo trang trọng, tiết kiệm đúng theo nghi thức truyền thống và quy định của ngành văn hóa.


Lễ hội đình Ba Nóc còn gọi là lễ hội tắm ngựa làng Hiền Đa được tổ chức hàng năm nhằm tưởng niệm vị thành hoàng của làng là Hà Lang Đại Vương, một nhân vật lịch sử triều Trần (thế kỷ XIII), thuộc lớp nhân thần hộ quốc thời phong kiến tự chủ ở tỉnh Phú Thọ.

Ngày hội giao quân đợt 1 năm 2015 ở huyện Cẩm Khê

Cờ hoa rực rỡ, tiếng trống hội nhộn nhịp, khí thế lên đường sôi nổi, xen lẫn sự lưu luyến, bịn rịn là không khí mà chúng tôi ghi nhận được ở điểm diễn ra lễ giao nhận quân đợt 1 năm 2015 trên địa bàn huyện Cẩm Khê hôm 06-3.

Ông Bùi Minh Châu tặng hoa và quà cho đơn vị nhận quân.
Trong đợt tuyển quân này, huyện Cẩm Khê có 180 thanh niên ưu tú lên đường làm nghĩa vụ thiêng liêng bảo vệ Tổ quốc, trong đó có 5 tân binh có trình độ đại học, cao đẳng, 14 tân binh là con em cán bộ, đảng viên, 1 tân binh là đảng viên, 2 tân binh là người dân tộc thiểu số, 29 tân binh đạt sức khỏe loại 1, 99 tân binh đạt sức khỏe loại 2 và 82 tân binh đạt sức khỏe loại 3. Nhìn chung chất lượng tân binh của huyện Cẩm Khê trong mùa tuyển quân năm nay được nâng lên cả về sức khỏe, trình độ văn hóa và phẩm chất chính trị. Các tân binh và gia đình đều vui vẻ, phấn khởi sẵn sàng cho ngày hội giao nhận quân.

Xướng họa: ĐƯỢM NGÁT HƯƠNG QUÊ

            Bài xướng:
Đượm ngát hương quê

Hôm về quê mẹ được ăn cua
Đượm ngát hương quê lẫn vị mùa
Ngào ngạt chiều lên cùng món lẩu
Đậm đà trưa nắng với canh chua
Rạch nhiều cá lội tha hồ bắt
Vườn lắm rau leo khỏi phải mua
Gió thoảng trăng thanh vờn ngọn trúc
Mát trời ngồi nhậu sướng như vua.

01-3-2015
NGUYỄN VĂN THƯƠNG

Lẩu cua đồng.

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Chú trọng đầu tư cho y tế cơ sở

Thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ngay từ tuyến cơ sở, trong những năm qua, ngành Y tế đã tập trung nguồn lực, tăng cường đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất cho y tế cơ sở. Qua đó từng bước nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Lọc máu cho bệnh nhân thận nhân tạo tại Bệnh viện đa khoa Cẩm Khê.

Là đơn vị y tế thuộc địa bàn miền núi, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua, Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Khê và Hạ Hòa là hai trong số các bệnh viện tuyến huyện của tỉnh được đầu tư hàng chục tỷ đồng để nâng cao chất lượng chuyên môn, trang thiết bị và cơ sở vật chất. Từ một đơn vị trung bình, sau năm năm tranh thủ các nguồn lực, khắc phục khó khăn để trở thành những địa chỉ tin cậy của người bệnh trong vùng. Đến nay, ngoài việc từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, còn làm chủ nhiều trang thiết bị y tế hiện đại như máy chụp CT-Scanner, hệ thống nội soi tiêu hóa, tai, mũi, họng, máy chạy thận nhân tạo, hệ thống xét nghiệm tự động hóa, XQ cả sóng, siêu âm 4D; đồng thời triển khai nhiều kỹ thuật chuyên sâu như chạy thận nhân tạo, kéo nắn cột sống, phẫu thuật kết hợp xương, phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn và hai phần phụ theo đường bụng… Từ đó đã giải quyết được nhiều ca cấp cứu, cứu sống được nhiều người bệnh mắc bệnh hiểm nghèo như ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não do cao huyết áp…

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Qua phà Tình Cương


Sông Thao mùa thu mưa trên thượng nguồn
Phù sa vừa trôi vừa lắng vừa buông
Anh đứng đợi phà đưa ngang sang sông
Cơn gió thì thầm đi suông buồn không?