Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Trạm y tế Tình Cương: Nơi người bệnh đặt niềm tin

Là trạm đạt chuẩn quốc gia về Y-tế xã từ năm 2010, công trình trạm do Ngân hàng LienVietPostBank tài trợ, với hình thức đầu tư xây dựng 100% và chuyển giao cơ sở vật chất cho xã quản lý, Trạm Y-tế Tình Cương do vậy đang là một trong những trạm có cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang và hiện đại nhất so với các trạm trên địa bàn hiện nay.
          Vừa cùng chúng tôi đi thăm các phòng khám, phòng làm việc khang trang của Trạm Y-tế xã Tình Cương (Cẩm Khê), chị Bùi Thị Kim Hoa, Trưởng trạm vừa giới thiệu: “Trạm Tình Cương là trạm y-tế duy nhất của huyện có nhiều thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác khám chữa bệnh như: máy siêu âm, máy điện tim và máy xét nghiệm máu. Cùng với cơ sở vật chất khang trang, chúng tôi cũng đang dần nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế để phục vụ nhân dân xã nhà tốt hơn”.

Bác sỹ khám và tư vấn sức khỏe cho nhân dân tại trạm.

          Năm 2011, dù có nhiều khó khăn do tình hình diễn biến bệnh tật tăng, tuy nhiên triển khai thực hiện các chỉ tiêu cơ bản về phòng bệnh, trạm đã đạt và vượt nhiều chỉ tiêu cơ bản trong các chương trình tiêm chủng mở rộng, sốt rét, phòng chống lao, chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đầu xuân nói về chữ “Lộc”

Người xưa xếp chữ “Lộc” trong bộ “Phúc –  Lộc –  Thọ” để biểu thị khát vọng của mỗi người, xem như ba tiêu chí lớn của cuộc sống. Ngày nay, xem ra đã xuất hiện những giá trị lớn khác. 


Dịp cuối năm, tôi về thăm xã Tình Cương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Tại đó, người dân đang hân hoan chào đón công trình thiện nguyện của một “quý nhân” là con em của xã khi công thành, danh toại: Tiến sĩ Nguyễn Đức Hưởng –  Phó Chủ tịch thường trực HĐQT LienVietPostBank. Ông đã cùng bách họ xây dựng một ngôi chùa lớn cho nhân dân thờ phụng Đức Phật. 

Tri ân 49 người con xã Tình Cương hy sinh bảo vệ Tổ quốc

          Hôm nay, kỷ niệm 38 năm ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2013), chúng ta cùng tri ân những người con ưu tú xã Tình Cương đã ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc trong các cuộc kháng chiến và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Máu đào của các chiến sỹ đã góp phần tô thắm thêm lá cờ vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệp giữ lấy nước.


Các liệt sỹ hy sinh trong kháng chiến chống Pháp (9):
1/- Liệt sỹ Lý Xuân Thân           - Hy sinh tháng 6 năm 1949.
2/- Liệt sỹ Đào Văn Hội             - Hy sinh tháng 01 năm 1951.
3/- Liệt sỹ Trần Văn Cổ             - Hy sinh năm 1950.
4/- Liệt sỹ Đỗ Văn Lũy              - Hy sinh tháng 11 năm 1951.
5/- Liệt sỹ Mai Văn Chân          - Hy sinh năm 1952.
6/- Liệt sỹ Trần Văn Hải            - Hy sinh năm 1953.
7/- Liệt sỹ Đỗ Văn Yến             - Hy sinh tháng 02 năm 1954.
8/- Liệt sỹ Trần Văn Quyền      - Hy sinh tháng 3 năm 1954.
9/- Liệt sỹ Trần Văn Bính         - Hy sinh tháng 3 năm 1954.

LienVietPostBank tài trợ xây dựng Trung tâm Y tế – Giáo dục xã Tình Cương

          Tháng 8 năm 2009, Ngân hàng LienVietPostBank tài trợ xây dựng Dự án Trung tâm Giáo dụcY tế cho nhân dân xã Tình Cương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ với tổng kinh phí (thời giá lúc đó) là 23 tỷ đồng.

Quang cảnh Lễ khởi công Trung tâm Giáo dục – Y tế xã Tình Cương.

Công trình được đầu tư xây dựng mới đồng bộ từ lập quy hoạch đến thi công xây dựng, đồng thời được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia để phục vụ việc học tập và khám chữa bệnh của con em và nhân dân địa phương. Việc xây dựng Trung tâm Giáo dục – Y tế xã Tình Cương nằm trong chương trình “Về quê” của LienVietPostBank. Đây là sáng kiến của các thành viên Hội đồng quản trị LienVietPostBank thực hiện chương trình “Về quê” với ý nghĩa “Hướng về cội nguồn”.

Khánh thành chùa Long Khánh

          Sáng ngày 26/01/2011 (nhằm ngày 23 tháng Chạp năm Canh Dần), tại Chùa Long Khánh, xã Tình Cương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ đã trọng thể diễn ra đại lễ khánh thành và phát quà từ thiện cho đồng bào có tình cảnh khó khăn tại địa phương.
Chứng minh và tham dự buổi lễ có TT. Thích Tâm Vị, Ủy viên thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng, chánh đại diện Phật giáo huyện Lâm Hà, phó ban đại diện Phật giáo Thành phố Đà Lạt, trụ trì chùa Linh Phước và chùa Linh Ẩn (Đà Lạt, Lâm Đồng), cùng các vị lãnh đạo chính quyền địa phương xã Tình Cương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ và sự tham dự của đông đảo đồng bào Phật tử tại địa phương.



Chùa Long Khánh nằm trên địa bàn xã Tình Cương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Kể từ thuở xa xưa khi chư vị tiền nhân khai hoang lập ấp thì chùa Long Khánh cũng đã được hình thành thể theo sự tín ngưỡng của nhân dân. Nhưng thế sự thăng trầm, dòng đời dâu bể, trải qua bao năm tháng nếp rêu phong đã phủ kín chốn Phật đường, nơi đất Phật dường như chỉ còn lại dấu tích. Chư tôn đức tăng ni cũng đã nhiều lần về đây hoằng hóa, nhưng rồi cũng lại ra đi, để lại trong lòng hàng Phật tử một khoảng trống vắng mênh mông về đời sống tâm linh và nhu cầu Phật pháp. Sự khát khao tìm cầu Phật đạo và niềm ước mơ có một ngôi chùa khang trang tại quê hương xã Tình Cương tỉnh Phú Thọ này, lúc nào cũng âm ỷ trong tâm thức của Phật tử nơi đây.

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ thăm và tặng quà đối tượng chính sách

         Nhân dịp đón tết cổ truyền Quý Tỵ, sáng 01-02-2013, ông Hoàng Dân Mạc – Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, đã tới thăm, tặng quà, chúc tết một số gia đình có hoàn cảnh khó khăn và gia đình chính sách trên địa bàn huyện Cẩm Khê.
  


Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Dân Mạc và đoàn đã tới thăm và tặng quà gia đình cụ bà Đỗ Thị Chuế ở xã Tình Cương huyện Cẩm Khê. Bà cụ Chuế là thân nhân của 2 liệt sỹ Trần Văn Chiến và Trần Văn Uyển đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bảo vệ Tổ quốc.

Thiền môn khuyến học, khuyến tài

        “Phật pháp không rời thế gian pháp. Muốn là người tu hành tốt trước hết phải là một công dân tốt, có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội. Chúng tôi muốn được đóng góp công sức giáo dục, dạy dỗ thế hệ trẻ hướng tới chân, thiện, mỹ; khơi dậy tinh thần hiếu học, khả năng tư duy, sáng tạo của mỗi cháu…”.
Những lời bộc bạch của Đại đức Thích Hạnh Đạo, trụ trì Tổ Đình Long Khánh (Tình Cương, Cẩm Khê) trong trai phòng trước lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập đã phần nào nói lên tình cảm, tinh thần trách nhiệm xã hội lớn lao qua hoạt động khuyến học, khuyến tài của tăng ni, Phật tử nơi đây…

Đại đức Thích Hạnh Đạo cùng lãnh đạo hội huyến học tỉnh, xã Tình Cương trao thưởng cho các học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập.

Dưới bóng đa cổ thụ rợp mát, sân Tổ Đình Long Khánh sáng nay nhộn nhịp người xe, rộn rã tiếng cười đùa của học sinh đồng phục trắng in tên trường với rất nhiều địa danh từ trong huyện Cẩm Khê đến Thanh Sơn, thị xã Phú Thọ, Tam Nông, Thanh Ba, thành phố Hà Nội,… Hơn sáu trăm học sinh, sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập được tuyên dương, khen thưởng và cũng ngần ấy giáo viên, phụ huynh, người dân trong khu vực có mặt chứng kiến nên cửa chùa vốn tĩnh lặng, thanh tịnh chợt náo nhiệt, tưng bừng trong muôn sắc cờ hoa cùng đôi câu đối trang trọng ngay cửa chính: “Vào cửa Phật phát tâm học Phật / Ra đường đời góp sức xây đời”.

Dấu ấn Mạnh Thường Quân

      Là tỉnh trung du miền núi phía Bắc có điều kiện địa hình, khí hậu mang những nét đặc thù nên trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), Phú Thọ chọn cho mình cách làm đầy sáng tạo, mang bản sắc riêng biệt vùng đất Tổ. Một tuần rong ruổi khắp vùng quê của tỉnh Phú Thọ, điều khiến chúng tôi ấn tượng nhất là sự chung tay góp sức xây dựng NTM của các Mạnh Thường Quân. Đến Phú Thọ, không khó để tìm thấy những con người được nhân dân khắc bia trong lòng.
Diệu kỳ Tình Cương
Chúng tôi đang chạy xe trên đê sông Thao đoạn chảy qua huyện Cẩm Khê, khi đến địa phận xã Tình Cương ai nấy đều hướng mắt về phía khu phố sấm uất, lung linh với trụ sở, trạm y tế, trường học,… được quy hoạch, xây dựng bài bản, khang trang có lẽ vào bậc nhất tỉnh Phú Thọ hiện nay. Và, ai nấy đều đặt dấu hỏi, với một xã thuần nông như Tình Cương, tiền ra đâu mà xây khu trụ sở đẹp đến như vậy?

Khu Trung tâm Giáo dục –  Y tế xã Tình Cương, 
do TS. Nguyễn Đức Hưởng và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt xây tặng.

Tình Cương – Xã miền núi anh hùng huyện Cẩm Khê

        Tình Cương là xã miền núi, sát bờ sông Thao, nằm về phía Đông Nam huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm huyện lỵ 6 km về phía Tây Bắc. Phía Tây và phía Bắc giáp xã Phú Lạc, phía Nam giáp xã Hiền Đa, phía Đông là sông Thao, bên kia sông là xã Thanh Hà, huyện Thanh Ba.



Trải qua các thời kỳ lịch sử, địa lý hành chính xã Tình Cương có nhiều thay đổi. Xa xưa, vùng đất này thuộc bộ Văn Lang, rồi quận Giao Chỉ. Xưa kia, Tình Cương là tên gọi của một trong 5 làng của xã Tình Cương, hình thành vào khoảng cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Sách “Chế thống dinh điền cựu bạ” do tác giả Tô Đức Vượng viết năm 1812 ghi rõ: “Làng Tình Cương thuộc xã Chế Nhuệ, huyện Hoa Khê, phủ Lâm Thao, trấn Sơn Tây”. Năm 1841, nhà Nguyễn đổi tên huyện Hoa Khê thành huyện Cẩm Khê. Năm 1886, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định cắt chuyển huyện Cẩm Khê về tỉnh Hưng Hóa; làng Tình Cương thuộc xã Chế Nhuệ, huyện Cẩm Khê, tỉnh Hưng Hóa. Ngày 05 tháng 5 năm 1903, tỉnh lỵ Hưng Hóa chuyển về làng Phú Thọ và đổi tên thành tỉnh Phú Thọ; làng Tình Cương lúc đó là một trong 8 làng của tổng Chương xá, huyện cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Tổng Chương xá thời đó có 8 làng là: Tình Cương, Chế Nhuệ, Hanh Cù, Phiên Quận, Tang Châu, Hiền Đa, Phú Lạc và Chương Xá. Đầu năm 1946, Chính phủ Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa quyết định xóa bỏ cấp tổng, mở rộng phạm vi cấp xã. Tổng Chương Xá được lập thành một xã (hay liên xã) lấy tên là xã Nhật Tiến, gồm các thôn: Tình Cương, Chế Nhuệ, Hanh Cù, Phiên Quận, Tang Châu, Hiền Đa, Phú Lạc, Chương Xá. Đầu năm 1948, xã Nhật Tiến được chia tách thành 3 xã mới là Hiền Đa, Thanh Lâm và Nhật Tiến. Xã Thanh Lâm gồm 2 thôn Phú Lạc và Chương Xá, ngày nay là xã Phú Lạc và xã Chương Xá. Xã Nhật Tiến gồm 5 thôn là: Tình Cương, Chế Nhuệ, Hanh Cù, Phiên Quận, Tang Châu. Tháng 8 năm 1964, xã Nhật Tiến được đổi tên thành xã Tình Cương như ngày nay.