Thứ Ba, 31 tháng 1, 2017

Khúc hát Xoan ở hội đình

Một tiết mục trong Hội hát Xoan, đình làng Chương Xá, đêm 30-01-2017.

     Anh ơi! Về nhé! Quê mình...
        Xuân này mở hội sân đình hát Xoan
     Dập dìu, khoan nhặt quanh làng
        Hồn thiêng từ thuở Văn Lang vọng về.

     Điệu Xoan thấm đẫm tình quê
        Xin Huê, bỏ Bộ, đố Huê,... mượt mà
     Tình người hòa quyện câu ca
        Thẳm trong còn lắng câu ca nghĩa tình.

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2017

Xuân đoàn viên, Tết sum vầy

Khi cái giá rét của mùa đông dần tan biến, cây cối khoác lên mình chiếc áo xanh non cũng là lúc một mùa xuân mới tràn đầy sức sống đang về. Chúng ta lại cùng nhau tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi chào đón năm mới với ước muốn mọi người, mọi nhà được sống trong bình an, hạnh phúc. Bao đời nay, Tết Nguyên đán đã trở thành niềm mong đợi, là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Tết là dịp để người với người được gần nhau hơn. Với những người con đất Việt, dù ở đâu, làm gì thì Tết chính là thời khắc hướng về nguồn cội, để tận hưởng cảm giác ấm áp của giây phút đoàn viên, sum họp bên mái ấm gia đình.


Tết là dịp để mọi thành viên trong gia đình quây quần bên nhau, hỏi thăm sức khỏe, kể lại cho nhau những điều đã diễn ra trong một năm. Tết là dịp để nhắc nhở quá khứ, trân trọng những gì đã qua và hướng tới những điều tốt đẹp trong tương lai. Điều đó đã trở thành truyền thống, là nét đẹp văn hóa lâu đời của người dân Việt Nam. Cho đến hôm nay, ý nghĩa Tết đoàn viên, Tết sum họp vẫn còn vẹn nguyên như thế trong tâm thức người Việt. Dù cho những chuyến tàu, chuyến xe ngày Tết có đông đúc, chen chúc và vất vả như thế nào, dù cho khoảng cách có xa xôi Nam – Bắc đến hàng ngàn cây số, thậm chí là ở một đất nước cách nửa vòng trái đất thì những người con đất Việt vẫn luôn có một ước mơ trở về sum họp bên những người thân yêu nhất của mình.

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2017

Đại đức Thích Hạnh Đạo về thăm Tổ đình Long Khánh

Sáng nay 20-01-2017 (23 tháng Chạp năm Bính Thân), Đại đức Thích Hạnh Đạo đã về thăm Tổ đình Long Khánh, xã Tình Cương. Tại đây, Đại đức đã làm lễ quy y cho một số Phật tử, làm lễ nhân dịp Tất niên và nói chuyện chia sẻ với Phật tử. Dưới đây là một số hình ảnh các Phật tử đón tiếp Đại đức Thích Hạnh Đạo mà chúng tôi mới ghi lại được:



Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017

Cá chép đỏ Thủy Trầm tiễn đưa Táo Quân

Người làng Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ) những ngày này tất bật thu hoạch cá chép đỏ bán hàng phục vụ nhu cầu cúng ông Công ông Táo khắp các tỉnh phía Bắc.


Từ ngày 17 tháng Chạp, cả làng Thủy Trầm nhộn nhịp bơm nước, kéo lưới, tát ao vớt cá chép đỏ, phục vụ người dân miền Bắc cúng ông công ông Táo (ngày 23 tháng Chạp).
Nghề nuôi ươm cá chép đỏ ở làng Thủy Trầm bắt đầu từ những năm 60 thế kỷ XX. Hiện cả làng có 435 hộ nuôi cá với diện tích 26ha. Cá giống được ươm và thả nuôi từ tháng Bảy âm lịch. Đặc tính của cá chép đỏ là nuôi trong môi trường nước sạch. Nước bẩn cá sẽ mắc bệnh, chết nhiều. Cá lâu lớn nhưng chịu rét rất tốt. So với năm trước, cá chép đỏ năm nay được giá hơn, giá bán chừng 6 – 7 triệu đồng mỗi tạ (năm ngoái 6 triệu đồng/ tạ).

Nhiều người hiểu sai về cúng Táo Quân

Phong tục thờ cúng Táo Quân của dân tộc ta là một tín ngưỡng văn hóa dân gian, chứa đựng những truyền thống tốt đẹp. Nhưng ngày nay, truyền thống này đang bị hiểu sai hay nói đúng hơn là bị biến tướng” – GS Trần Lâm Biền chia sẻ.

GS Trần Lâm Biền.

Theo tục lệ, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, mọi nhà đều tất bật sửa soạn cúng Táo Quân (hay còn gọi là ông Công ông Táo) lên chầu trời.
Vào ngày này, mọi người sẽ chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, ban thờ sao cho gọn gàng, sạch sẽ. Đồng thời sẽ làm một mâm cỗ mặn, ba bộ quần áo bằng vàng mã, ba con cá chép sống, cùng xôi, chè mật và hương hoa tiễn ông Táo về chầu trời.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2017

Thương em

Thương các cô giáo đi dạy học xa nhà những ngày mưa rét.


Cả hai lượt mấy mươi cây số
Trong một ngày... quá khổ. Em ơi!
   Xe vừa lăn bánh đến nơi
      Nhìn em mà thấy rã rời chân tay.

Anh cứ ước đường này ngắn lại
Trời cũng dừng gió rét, mưa tuôn
   Mắt em sẽ hết ngấn buồn
      Tấm thân em đỡ cõi còm hơn xưa.

Mùa ngóng Tết thần tiên

Cuộc sống xa nhà gần mười năm đủ để tôi nhận ra một điều rằng, thời điểm nỗi nhớ nhà, nhớ ba mẹ, nhớ khu vườn tuổi thơ ắp đầy kỷ niệm dậy lên trong tôi nhiều nhất, cồn cào và mãnh liệt nhất chính là những ngày này, khi những tia nắng yếu ớt đủ gọi về một ban mai tươi mới. Và làn mưa đã dễ chịu hơn, không làm đất trời xám xịt lại. Không gian ấy đưa tôi về ngày xưa, nơi tôi cùng với tuổi thần tiên bắt đầu náo nức ngóng chờ ngày sẽ mang đến bên mình nhiều nhất yêu thương.


Đó là những ngày tôi và bạn bè đến trường dưới cái lạnh đã không còn tê tái trên con đường làng vừa khô ráo sau cả một mùa lội bùn lầy đến nửa bắp chân, lại trơn tuột, phải bấu chặt mười ngón chân xuống mặt đất vẫn còn lo trượt té. Chúng tôi bắt đầu bàn với nhau về sự chuẩn bị đón tết của mình, khoe với nhau về chậu hoa vạn thọ đã chớm những nụ đầu tiên. Tôi thường là kẻ thất thế nhất, đến lúc đó mới cuống quýt đi xin hàng xóm hoặc mấy đứa bạn “dư dả” một vài cây hoa móng tay, mào gà, một bụi cẩm tú mai và chiết mấy cành vạn thọ về trồng trước sân. Thế là sau đó, buổi sáng nào cũng không cần mẹ giục vẫn dậy từ rất sớm để xem công trình của mình đã có kết quả gì chưa. Tôi và em gái đã reo lên vui mừng khi những chiếc nụ bé tí mong chờ đã rón rén nhú lên giữa bàn tay xanh vạn thọ. Nỗi náo nức trong tôi, và trong em gái tôi nữa, như được nhân lên gấp bội.

Tháng Chạp của mẹ

Tháng Chạp về, mẹ thở dài cái thượt, than thời gian trôi nhanh quá! Mọi việc ngoài kia dở dang đang chờ mẹ vun vén, thu xếp mà chỉ có ba mươi ngày ngắn ngủi.


Tháng Chạp của mẹ bắt đầu từ vụ lúa Đông Xuân. Bấy giờ trời hãy còn đang rét đậm, cầm dẻ mạ trên tay mẹ lo gần lo xa, lo cây lúa còn hơn lo cho bản thân. Tay mẹ tách mạ non nhẹ nhành như sợ đau, sợ thân mạ khẳng khiu không chịu nổi cái giá lạnh cuối đông. Mặc bùn nâu quyện chặt, sỏi đá lấm chấm dưới chân mẹ vẫn miệt mài cùng những thửa ruộng sớm hôm.

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2017

Chuyển mùa


Nằm nghe trời đất chuyển vần
   Mùa Xuân đang đến thật gần bên ta
Thiên nhiên lắng đọng thiết tha
   Giọt Xuân đang phủ bao la đất trời
Hơi Xuân nồng ấm khắp nơi
   Tiếng Xuân gõ cánh cửa đời bung ra

Sông

Kính tặng Mẹ!


Mẹ đi với chiếc nón mê
   Nón theo chân mẹ nghiêng che đời người
Trưa hè quạt giọt mồ hôi
   Nón nghiêng che nửa nụ cười nhân gian.

Những khi nắng cháy – mưa chan
   Những khi bão táp cả làng trông nhau
Mẹ đi – mê nón che đầu
   Nón nghiêng che cả nỗi đau cuộc đời!

Cuối xuân khấp khởi trở về


Cuối xuân, khấp khởi trở về
   Hân hoan nắng hạ, bên hè gọi ve
Nhớ rừng, lại những muốn đi
   Nhớ đồng đội, nhớ những khi nhớ nhà.

Chập chờn, lối lạ miền xa
   Chập chờn sáng tối, bước qua cửa rừng
Chập chờn, lưng dõi bóng lưng
   Long lanh ánh mắt, ánh cùng ánh mai.

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2017

Xướng họa: TỰ MÌNH


Bài xướng:
Tự thán!

Sáu chục năm tròn chửa nghỉ ngơi
Còn bao tủi nhục nữa đây trời?
Men sầu đã cạn, sầu chưa cạn
Rượu đắng dần vơi, đắng chẳng vơi!
Có phải hoàng thiên tàn nhẫn vậy
Làm cho phận hẩm nát tan đời
Gieo hờn, dệt oán – vời thêm hận
Phủi nghĩa, phai tình – lệ héo rơi!

Gửi nắng


Nếu có thể đem mặt trời anh tặng
Nắng miền Nam sưởi ấm mùa Đông
Nếu có thể quay về thời thơ ấu
Dành tặng em buổi chăn trâu trên đồng.

Tuổi Xuân đi qua, nay ta bạc mái đầu
Thì làm sao... Cuộc đời là có thể...
Bởi việc chi trên đời này... Không dễ,
Để tặng riêng em giọt nắng của ông Trời.

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2017

Ngày Tết mà bỏ quên cha mẹ, kéo nhau đi du lịch là bất hiếu

Nhà thơ Trần Đăng Khoa.

Bây giờ, người ta không chỉ ăn tết mà còn chơi tết.
Chơi tết là… đi chơi. Thay cho việc về quê, người ta đi du lịch. Du lịch trong nước, rồi du lịch cả ở nước ngoài. Cái Tết đang bị biến thái. 
Nó không còn là một niềm vui trọn vẹn. Niềm vui của sự đoàn tụ. Hay nói đúng hơn, nó vừa vui lại vừa buồn. Vui cho lũ trẻ mà buồn cho người già.
Vì thế, có không ít cụ già rất sợ Tết đến. Bởi cái Tết không còn vui nữa. Nó lạnh lẽo và hiu hắt lắm. Một năm chỉ có 365 ngày. Trong đó có đến 360 ngày bận mọn, tất tả. Con cháu đi làm ăn xa. Chỉ có 5 ngày Tết là chúng về. Chúng về, mới hy vọng được gặp cháu con. Gặp cháu con là đoàn tụ đại gia đình. Người già sống vì con, vì cháu.

Xướng họa: MUỘN


Bài xướng:
Vô đề

Vương vấn chiều buông buổi lập Đông
Nồng nàn hương tỏa giấc mơ hồng
Mong tìm nỗi nhớ nơi đầu sóng
Muốn kiếm niềm thương tận cuối sông.
Long Khánh thẹn thùng lòng ái mộng
Vũng Tàu e ấp dạ yêu chồng
Bến bờ giao nghĩa vui cùng sống
Đây đó kết tình ảo vọng không.

Long Khánh, 10-01-2017
SỸ DUYÊN

Xướng họa: HƠI THỞ MÙA XUÂN


Bài xướng:
Hơi thở mùa Xuân

         Chợt nghe hơi thở của mùa Xuân
         Lấm tấm đào mai, Tết đã gần
         Cái rét run người không đến nữa
         Cơn mưa thối đất cũng xa dần.
         Chồi non ấp ủ trong thân ấm
         Lộc biếc xun xoe dưới cội sần
         Nắng đã lên rồi vui vạn nẻo
         Sao còn bẽn lẽn hỡi tình nhân?

10-01-2017
NGÔ QUANG HÙNG

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2017

Đường quê ơi!


Tôi về lững thững bước đi
   Trên con đường đất đã lỳ bước chân
Ngược xuôi gió bụi phong trần
   Giờ lại nghe tiếng thì thầm đường quê.

Nghe ngai ngái cỏ triền đê
   Nghe con diều biếc gọi về tuổi thơ
Tôi đi tựa thể trong mơ
   Bâng khâng như vẫn dang chờ đợi ai.

Tháng Chạp


Tháng Chạp mưa rét lây rây
   Lo toan chừng đã đong đầy tháng năm
Các con ở phía xa xăm
   Còng lưng mẹ gánh nhọc nhằn trên vai.

Tháng Chạp nương sắn, ruộng khoai
   Hắt hiu gió bấc, lai rai mưa phùn
Góc sân đám mạ run run
   Tay mẹ chăm bón xanh ngun ngút đồng.

Phú Thọ quê mình

Kỷ niệm 20 năm ngày tái lập tỉnh Phú Thọ (01-01-1997 – 01-01-2017).


Hát nữa đi em Phú Thọ quê mình
Nơi bốn nghìn năm còn lưu dấu mốc
Nơi giữ gìn Đền thiêng cho Tổ quốc
Một dải ngân hà đẹp tựa gấm hoa.

Em ơi! Hãy nhớ mồng Mười tháng Ba
Muôn đàn chim Lạc bay về hội tụ
Người dân Việt dù bộn bề khắp xứ
Lòng vẫn hướng về kính lễ Tổ tiên.

Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2017

Hội thi “Cô giáo tài năng, duyên dáng” năm học 2016 – 2017

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cẩm Khê vừa tổ chức Hội thi “Cô giáo tài năng, duyên dáng” cấp huyện từ ngày 03 đến hết ngày 04-01-2017. Tham dự hội thi có 40 thí sinh thuộc các trường Mầm non, Tiểu học và Trung học Cơ sở trong huyện. Các cô giáo dự thi đều có phẩm chất tốt, năng lực sư phạm vững vàng, nhiều cô đạt thành tích cao trong công tác giảng dạy.


Hội thi “Cô giáo tài năng, duyên dáng” năm học 2016 – 2017 nhằm tạo điều kiện để các cô giáo thể hiện năng lực, tình yêu nghề nghiệp, hiểu biết xã hội, kỹ năng ứng xử các tình huống sư phạm, đồng thời là cơ hội để các cô giáo lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục đào tạo. Hội thi nhằm tôn vinh tài năng, vẻ đẹp trí tuệ, phẩm chất đạo đức, phong cách sư phạm của nữ giáo viên trong ngành giáo dục Cẩm Khê.