Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Không đề


Không đề

     Ai về quê mẹ Cẩm Khê
      Cho tôi gửi chút tình quê ngọt ngào
     Tháng năm hoa phượng xôn xao
      Tiếng ve man mác làm xao xuyến lòng.

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Gia đình

Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28 tháng 6.


Gia đình nơi đã sinh ra
  Thân thương gọi một tiếng “nhà” giản đơn
Từ đây ta đã lớn khôn
  Giang đôi cánh, vững tin hơn vào đời
Gia đình tổ ấm, là nôi
  Dẫu đi xa khắp muôn nơi nhớ về...

Nơi để nhớ!

Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28 tháng 6.


    Dù có đi đâu hay ở đâu
    Ai cũng có một nơi để nhớ
    Với người Việt Nam đã từ muôn thuở
    Rất thân thương hai tiếng: “Gia đình”.

    Mỗi con người từ lúc mới sinh
    Ta đều có anh em, cha mẹ,...
    Suốt thời gian từ quãng ngày thơ bé
    Quây quần bên nhau dưới một mái nhà.

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Khế ngọt quê mình


Nghiêng nghiêng cây khế bờ ao
  Ngắm nhìn khế ngọt... nhớ sao quê mình!
Quê hương thắm đượm nghĩa tình
  Là ngôi nhà nhỏ, bóng hình mẹ cha.

Quê hương, dù có đi xa
  Cũng không quên được cơm cà... Mẹ ơi!
          Xa quê quá nửa cuộc đời
  Trong lòng thổn thức đầy vơi quê nhà.

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017

Triền đê chiều vàng nắng

Một chiều nắng vàng, nếu có dịp chạy xe hoặc đi bộ trên đê làng, mới thấy cuộc sống ở nông thôn tuy nặng nhọc, vất vả,... nhưng vẫn có những phút giây yên bình. Trên triền đê ngày gió lộng, nghe con diều no gió hát vi vu, ngắm những áng mây lãng đãng phía chân trời, chợt thấy nhớ nhà, nhớ quê, nhớ tuổi thơ “dữ dội” nắng xém khi chăn trâu, cắt cỏ trên đồng...


Ánh nắng chiều lọt qua những tầng mây, nhuộm con đê làng bởi màu vàng ấm áp. Trong ánh chiều tà báo hiệu một ngày sắp kết thúc, thời gian như thong thả hơn để làm dịu bớt cái cực nhọc, vất vả của nhà nông cả ngày “bán mặt” bên ruộng đồng.

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Nhớ ai...



Vào mùa lúa chín trĩu đồng 
          Màu vàng lan tận mép sông cũng vàng
Xanh xanh những lũy tre làng 
          Chiều loang khói bếp mơ màng mắt ai 
Lâu rồi quên cả lúa khoai 
          Chiều nay dừng bước nhớ ai tìm về 
Lang thang suốt dọc sông quê 
          Cỏ may níu bước lối về nhà em 
Con đường xưa vốn rất quen 
          Lâu không qua lại thành quên mất rồi

Hoàng hôn Ba Vì


                Hoàng hôn xuống đỉnh Ba Vì
Sông Đà gợn sóng, xanh rì Suối Hai
Một quầng lửa đỏ vươn dài
Cháy bùng mặt nước, để ai bồi hồi
Bâng khuâng nhìn phía xa xôi
Núi ba ngọn nổi, nghiêng soi sông Đà

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

“Trâu sắt” trên những cánh đồng

Cơ giới hóa đang được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các khâu trên địa bàn huyện, trong đó khâu làm đất cấy được ứng dụng cơ giới mạnh nhất. Đến nay, hầu như tất cả các địa phương trên địa bàn huyện đều đã sử dụng máy làm đất thay cho trâu bò cày kéo trước kia. Rõ ràng những chú “trâu sắt” đang dần thay thế những chú trâu bằng xương bằng thịt, cùng với đó một nền nông nghiệp lạc hậu với hình ảnh tiêu biểu “con trâu đi trước, cái cày theo sau” cũng đang lùi vào dĩ vãng.


Có mặt trên cánh đồng xã Hiền Đa, mới thực sự cảm nhận hết không khí khẩn trương của người nông dân khi vào vụ. Mới từ mờ sáng đã rộn vang tiếng máy làm đất như thúc giục người dân mau ra đồng. Những chiếc máy Bông sen bánh lồng đang phăm phăm quần thảo trên những mảnh ruộng ăm ắp nước. Sau gần một tiếng đồng hồ thửa ruộng rộng gần 4 sào đã được cày bừa phẳng phiu chờ người xuống cấy. Chiếc máy lại từ từ bò sang thửa ruộng khác để tiếp tục công việc của mình, chăm chỉ, cần mẫn như bản chất xưa nay của những “chú trâu”.

Vào vụ mùa


      Vụ chiêm vừa mới gặt xong
Mẹ đã xuống đồng chuẩn bị mùa sau
      Một mình cùng với con trâu
Chỉ nghe bì bõm đồng sâu mẹ bừa
      Nắng hè đang ngả về trưa
Nước đồng bỏng rát, con cua ngoi bờ
      Tha trâu, dáng mẹ thẫn thờ
Bước đi, chân chậm, mắt mờ mẹ ơi!
      Sắp qua hết một kiếp người
Vẫn còn lặn lội giữa nơi bùn lầy

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Xướng họa: CẢM THÁN (thể “Liên hoàn”)


Bài xướng:
Cảm thán

    Xuống chiếu thơ ngồi để hiểu thương
    Đem tình cảm gởi đến muôn phương
    Đã từng khốn quẫn vì đau đớn
    Nên phải chơ vơ giữa đoạn trường
    Về với tao nhân không mặc cả
    Đi theo thi hữu chẳng so lường
    Một đời khiêm hạ chăm cầu học
    Nhàn tản cùng tôi suốt chặng đường.

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Xướng họa: HẠNH PHÚC


Bài xướng:
Cầu mong

Tìm đâu hạnh phúc ở trên đời
Chẳng vướng tơ vò nhiễu sự ơi!
Quạnh quẽ bao ngày do phận số
Đìu hiu mấy thuở tại duyên lời
Con đường phát triển cần năng lựa
Nếp tục tăng cường hãy phải khơi

Nhớ một khúc Chầu Văn


      Xa rồi tiếng hát cha ông
Đêm đêm vang cả khúc sông quê nhà
     Trăng non mời gọi trăng già
Lắng nghe khúc hát chan hòa... Chầu Văn.

Cha tôi!


      Hôm về quê giỗ cha tôi
Một mình con đứng bồi hồi nhớ cha 
      Bâng khuâng nước mắt nhạt nhòa
Nhìn lên tấm ảnh của cha năm nào.

      Ngày xưa cha sống thanh cao
Nhà mình nghèo lắm, ăn đao qua ngày 
      Mẹ cha thân thể hao gầy
Nuôi con vất vả từng ngày... cha ơi!

Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

XƯỚNG HỌA THƠ YẾT HẬU


Bài xướng:
Chia tay!

Sắc phượng bên đường đã đỏ hoe
Chia tay lưu bút lệ hoen nhòe
Tiếng ve nức nở buồn ly biệt
Hè…

NHƯ THỊ

Bài họa 1:
Chia tay!

Sân trường giọt nắng cũng hoe hoe
Bè bạn ôm nhau nước mắt nhòe
Kỷ niệm ướp hồn thôi tạm biệt
Hè…

PHAN TỰ TRÍ

Thứ Sáu, 16 tháng 6, 2017

CHIẾN THẮNG CHỦ CHÈ


Chiến thắng Chủ Chè

Tháng Ba, Bốn Chín(*) tại nơi đây
Bày trận Chủ Chè đánh giặc Tây
Bẻ gãy gọng kìm, mưu chiếm đóng
Đẩy lui thế sự, phá vòng vây.
Tử thương mấy chục khiêng... ù chạy
Rệu rã vài trăm địch... rút ngay

Sông Thao chiều mưa


      Mưa nhiều nước đổ về sông 
Sóng trào nước ngập cánh đồng ngoài đê 
      Lâu rồi về với sông quê 
Mênh mang con nước bốn bề mưa giăng 
      Mưa nhiều mất cả mùa trăng 
Em đi lên phố bằng lăng tím đường

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Xướng họa: ƠN THẦY


Bài xướng:
Chúc Phúc
Kính tặng thầy Đinh Công Nhiếp.

Như tán tùng già chắn gió sương
Chở che mưa nắng khách bên đường
Một con đò nhỏ qua ghềnh thác
Bao cánh chim bằng vượt đại dương.
Chữ Đức, chữ Tài,... thầy giáo huấn
Chữ Tâm, chữ Tín,... trò noi gương
Ơn này tạc dạ con vươn tới
Chúc cụ trăm năm Phúc Lộc trường.

Nhân rộng cánh đồng mẫu lớn ở huyện Cẩm Khê

Sau khi Dự án “Nông nghiệp cận đô thị gắn với sản xuất lúa chất lượng cao giai đoạn 2013 – 2015” kết thúc, từ diện tích dự án mô hình cánh đồng mẫu lớn 120ha ở 2 xã Hiền Đa và Tình Cương, đến nay diện tích cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa lai, lúa chất lượng cao trên địa bàn huyện Cẩm Khê đã mở rộng lên đến 900ha với nhiều giống lúa như: Nhị ưu số 7, Nhị ưu 838, CT 16, HT số 1, Thiên ưu 8, JO2,...


Mô hình cánh đồng mẫu lớn đã hình thành được vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, từng bước thay đổi được tư duy của người nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tập quán canh tác cũ, lạc hậu. Người nông dân đã áp dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất, trên nguyên tắc 3 cùng “cùng trà, cùng giống và cùng phương pháp canh tác”, kết quả sản xuất được cải thiện, góp phần tăng thu nhập cho người dân.

Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Xướng họa: HOA SEN


Bài xướng:
Hoa sen

Đầm lầy bẩn thỉu mọc hoa sen 
Sống sáng tinh khôi thật tuyệt bèn 
Ngập ngụa phèn vàng vây suốt kiếp 
Tràn trề nước đục hụp bao phen 
Hương thơm thế giới nhiều lời hợp 
Vị đậm dân gian ít tiếng hèn 
Lá ngó vòi đài thân cả củ 
Hằng ngày đáp ứng mãi nên quen.

THÁI QUANG VINH

Thứ Ba, 13 tháng 6, 2017

Trao bằng Kỷ lục Bách niên Trường thọ đến Mẹ Việt Nam Anh hùng Hoàng Thị Hành

Cụ Hoàng Thị Hành sinh năm 1909, hiện sống tại Khu 12, xã Văn Khúc, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Cụ Hành sinh 8 người con (3 trai, 5 gái). Chồng và một người con trai của cụ đều là những liệt sĩ đã hy sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Chân dung Mẹ Việt Nam Anh hùng Hoàng Thị Hành

Nằm trong “Hành trình S100 – Bách niên Trường thọ” do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam thực hiện, đại diện Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã có mặt tại tỉnh Phú Thọ để trao bằng “Bách niên Trường thọ” đến cụ Hoàng Thị Hành.

THƠ XƯỚNG HỌA VẦN TRẮC


Bài xướng:
Bình thường Tâm!
(Luật bằng, vần trắc, nhất vận)

Tiêu dao tay nhặt làn mây trắng
Vọc bóng tà huy cầm tĩnh lặng
Rõ biết cuộc đời tợ tuyết băng
Nhìn xem danh lợi như hoa nắng
La cà mấy độ bước xăng văng
Ẩn dật bao ngày ngồi quạnh vắng
Được mất thua hơn chẳng ví bằng
Bình tâm giữa ngọt bùi cay đắng!

XÓM ĐÙNG

Nắng chảng


      Nắng gì nắng thế nắng ơi!?
Trên đường chẳng thấy bóng người đi qua 
      Giận gì cái rét tháng Ba 
Trời mang nắng đổ xót xa triệu người 
      Miếng cơm manh áo tã tời 
Lại thêm nắng gắt bao người khổ đau

Về đâu?

               “Muốn sang thì bắc cầu Kiều
                 Muốn con hay chữ phải yêu lấy Thầy”


          Cái nghề cao quý bấy nay
Bỗng dưng cải cách đổi thay... lạ kỳ
      Tương lai rồi sẽ là gì?
Một khi bát gạo, một khi đồng tiền?

      Sách xưa vật báu “thánh hiền”
Giờ thay hoài hủy, triền miên... lòng vòng
      Khóa này bộ trưởng vừa xong
Người lên kế nhiệm lại hòng... mới luôn.

Xướng họa: LŨ CHUỘT


Bài xướng:
Chuột bầy đào hang

                           Bên đồi góp sức mộng đào hang
Trống mở, cờ giong cũng rộn ràng
Phía chũi càng đua xây ngõ dọc
Bên chù lại cố mở đường ngang.
Dồn cao đá sỏi, xiêu từng gốc
Gạt đổ ngô khoai, nghẹt cả đàng

Thương nhớ một thời


              Thương em vất vả một đời
        Nắng mưa bão gió áo tơi bên mình 
              Dậy thì vừa đẹp vừa xinh 
        Khác nào màn bạc minh tinh tuyệt vời 
              Khép mình trong tấm áo tơi 
        Cởi ra mới thấy ngời ngời kiêu sa 

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Cấy lúa


              Nhìn em – cô gái chân quê
        Tay ôm mạ biếc, mải mê cấy trồng
              Mênh mông ở giữa cánh đồng
        Buổi chiều, nắng đổ càng trông càng tình.

Chủ Nhật, 11 tháng 6, 2017

Hương lúa chiều nay

Cảm tác nhân đọc bài “Mùa gặt đồng Láng Chương” của Nguyễn Chí Anh.


        Ngồi buồn đọc được bài thơ
Nghĩ thương cha mẹ năm xưa quê nhà
      Rưng rưng mi ướt lệ nhòa
Đọc thơ Anh, bỗng lòng ta nhớ... bầm!

      Đọc thơ ta đã khóc thầm
Chiều đông lạnh giá mưa dầm gió bay 
      Láng Chương bầm cấy cả ngày
Chân tay tê cóng heo may buốt lòng.