Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Xướng họa: VUI TUỔI HẠC


Bài xướng:
Tự sự

    Trời Phật cho nay ngoại sáu mươi
    Thung thăng nhẹ gót nẻo đường đời
    Mưa sa chớp giật không chùn bước
    Bão nổi gió lay vẫn mỉm cười
    Mặc kẻ luận bàn lời lớn nhỏ
    Kệ người tính toán chuyện đầy vơi

Kiểm tra thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Ngày 24-5-2017, Chủ tịch UBND huyện Cẩm Khê cùng lãnh đạo các phòng: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Tài nguyên & Môi trường đã về xã Tình Cương trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo việc tập kết và xử lý rác thải.


Đây là hoạt động kiểm tra định kỳ của Ban Chỉ đạo chương trình Môi trường Quốc gia huyện Cẩm Khê về thực hiện xây dựng nông thôn mới năm 2017, nhằm gấp rút hoàn thành các nội dung xây dựng nông thôn mới và hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị UBND tỉnh xét, công nhận xã Tình Cương đạt chuẩn nông thôn mới.

Chủ Nhật, 28 tháng 5, 2017

Quê tôi


      Sông quê bên lở, bên bồi
Mùa trong, mùa đục nước trôi lững lờ
      Dòng sông tắm mát tuổi thơ
Dấu bao kỷ niệm tuổi thơ quê nhà.

      Bao nhiêu năm tháng trôi qua
Bến sông ngày ấy – làng ta Hanh Cù
      Trong xanh... Ơi hỡi mùa Thu
Ngọt ngào như tiếng mẹ ru trưa hè.

Thứ Sáu, 26 tháng 5, 2017

Ký ức mùa hè!


        Hôm nay ve dậy gọi hè
Bao ngày chờ đợi... đất che giấu mình
        Tháng Tư vội vã trao tình!
Ve con mấy chú rập rình ngoài sân
        Kéo nhau tề tựu xa gần
Bên cây phượng vĩ bạn thân xóm riềng
        Tháng Năm tỏ mối tình riêng
Giành cho tuổi ngọc khắp miền thương yêu

Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017

Xướng họa: NHỚ ƠN THẦY CÔ


                Bài xướng:
Trò xưa

                Đi giữa hai hàng phượng đỏ hoa
                Ve kêu rát họng tiếng u òa
                Ngậm ngùi lệ nhớ thầy cô cũ
                Khắc khoải giọt thương chúng bạn xa.
                Nhà giáo hóa thân thành lớp trẻ

Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017

Đi chùa là tìm lại chính mình

Phật giáo là một hệ tư tưởng khoa học và vô thần được truyền vào nước ta rất sớm. Theo sách Thủy Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên thì vào khoảng đầu thế kỷ thứ III (TCN) ở nước ta đã có các cao tăng từ Ấn Độ đến truyền giáo và xây tháp.


Có thể nói, đạo Phật đã có mặt ở Việt Nam ngay từ thời điểm đó hoặc muộn hơn. Đến khi đất nước rơi vào hoàn cảnh Bắc thuộc, bị áp đặt hệ tư tưởng Nho – Lão thì ý thức khao khát tự do trong lòng dân chúng trỗi dậy và đạo Phật được xem là một hệ tư tưởng đối trọng. Phật giáo đã song hành cùng vận mệnh của dân tộc ta trải qua suốt mấy ngàn năm thăng trầm cho đến ngày nay.

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

Con về bên Mẹ


     “Mẫu thân” – ngày lễ hôm nay
Con về bên Mẹ một ngày hạ oi
     Mẹ ơi! Ngày ấy xa rồi
Cái ngày xưa ấy Mẹ tôi má hồng
     Tóc dài, da trắng,... thăm đồng
Lưng ong áo thắm chiều đông mặn mà...
     Chín tư tuổi, Mẹ nay già
Con lo Mẹ sớm “theo Cha”... về nguồn
     Gió lay chuối chín, mưa tuôn
Mồ côi Mẹ,... cảnh thấm buồn đời con
     Chuối già gió mạnh liệu còn?
Thêm nhiều Xuân nữa, cháu con sum vầy.

Tháng Năm ngày ấy


     Người ơi có nhớ cho chăng
Năm xưa Tam Đảo mưa giăng mịt mùng
     Ba lô em khoác trên lưng
Trèo đèo lội suối em không ngại ngần
     Gió ngàn vời vợi bâng khuâng
Một mình em đứng bên rừng hoa sim
     Mũ mềm, nai nịt gọn gàng
Trời xanh mây trắng trông càng xinh tươi

Tháng Năm ngày ấy


     Năm lăm cô gái hôm nào
Lên đường nhập ngũ vẫy chào quê hương
     Mang theo bao nỗi nhớ thương
Xa quê, xa Mẹ vấn vương trong lòng
     Sang đò mà vẫn chờ trông
Ngoái đầu nhìn lại ước mong ngày về
     Bốn lăm năm đã xa quê
Nhìn hoa phượng nở, nhớ về tháng Năm

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2017

Mở cánh cửa thiền

Truyện ngắn của ĐÌNH QUÂN

Từ lúc còn nhỏ anh Tâm ưa ăn chay, sau này anh lại rất thích gần với đạo thiền. Nếu không có cú sốc dữ dội tác động đến tinh thần năm ấy, khi một buổi chiều nọ, nghe hung tin đứa con trai anh chết thảm trong vụ tai nạn giao thông, có lẽ cuộc đời anh hôm nay đã rẽ sang hướng khác.


Anh Tâm tuy không xuất gia nhưng với sự tinh tấn của anh thì tôi phải bái phục. Tỷ như, anh trường chay, thiền tịnh bốn thời... không một phút nào lơ đễnh. Anh hay nhắc về thầy Thiên Bảo – vị ân sư thứ tám của anh, thường dạy: “...chỗ nào có tướng, chỗ đó có sự lừa gạt...” (phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng). Hồi ấy, anh nghĩ câu này lung lắm nhưng hễ chợt thấy được chỗ này thì chỗ kia vụt biến mất... Có lúc anh cảm thấy rất hoang mang. Thầy còn dẫn chứng: ví như, đám mây có cái tướng của đám mây và khi đám mây không còn trên bầu trời thì ta nói đám mây không có. Nói đám mây không có là ta bị nó đánh lừa. Đám mây khi đã thành cơn mưa nên mang tướng khác mất rồi, v.v,... Thầy Thiên Bảo răn dạy, phải nhìn bằng con mắt vô tướng thì chúng ta mới tiếp xúc được bản môn (tất cả các pháp đều vô vi). Thầy còn rút trong bài kệ của ngài Long Thọ: Nhân duyên sở sinh pháp/ Ngã thuyết tức thị không (những hiện tượng mà do nhân duyên làm phát sinh ra thì ta gọi chúng là không). Đêm về anh Tâm lại vắt óc ngẫm ngợi nhưng anh không tài nào cảm hết những huyền nghĩa trong lời kinh.

Thứ Ba, 9 tháng 5, 2017

Thông điệp Ngày Vesak 2017 của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

Ngày 04-5 vừa qua, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã phát đi Thông điệp nhân Ngày Vesak 2017. “Tình Cương: Đất & Người” trân trọng giới thiệu đến bạn đọc gần xa trong mùa Phật đản PL.2561 (2017).

Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres

“Tôi gửi lời cầu chúc trân trọng đến tất cả những ai đang kỷ niệm Ngày Vesak nhằm tôn vinh sự đản sinh của Đức Phật. Mọi người có thể rút ra cảm hứng từ hành trình của Đức Phật. Sinh ra là Đông cung Thái tử được bảo hộ, Đức Thích Ca Mâu Ni đã đến với thế giới này, đối diện và vượt qua các nỗi khổ niềm đau của nhân loại. Như một đoạn Kinh đã viết: “Vì tất cả chúng sinh đều bị bệnh tật, ta [Như Lai] cũng trải qua bệnh tật.”

Chủ Nhật, 7 tháng 5, 2017

Ngày Phật đản


   Mỗi năm cứ đến ngày Phật đản
   Khắp xa gần tán thán công lao
Ngợi ca đức độ vợi cao
Lời hay ý đẹp làm sao sánh tày!?

   Cả nhân loại tôn Thầy bậc nhất
   Đủ đầy rồi chữ Phật, Người ơi!
Thế gian tôn quý cả mười
Khó ai nói được những lời đẹp hơn!

Song đôi

Cánh đồng Láng Chương nhìn từ Gò Đình, xã Tình Cương.

      Tình Cương, Phú Lạc bao xa
Cùng chung một dải đồng xa, đồng gần
      Soi chung một ánh trăng ngân
Chung đò, chung chợ,... ân cần anh em
      Nhớ năm bốn chín(*) giặc lên
Chung tay ta đánh viết nên sử vàng
      Quê ta đồng lúa mênh mang
Tầm cao én lượn vắt ngang lưng trời

Cố hương ơi!


      Đâu đây tiếng sáo chơi vơi
Thuyền ai thấp thoáng xa rời cố hương
      Lênh đênh khắp nẻo dặm trường 
Tha phương cầu thực gió sương chẳng màng.

Thứ Bảy, 6 tháng 5, 2017

Tình nghĩa hai quê

Giao lưu văn nghệ người cao tuổi Tình Cương & Phú Lạc, tháng 4-2017.

      Tình Cương, Phú Lạc đâu xa
Trước đây chung Tổng(*), một nhà đấy thôi
      Bây giờ khôn lớn lên rồi
Mẹ cha cho ở mỗi người một nơi
      Vẫn chung nhau một quả đồi
“Đê ông Kết” vẫn chung ngồi ngắm trăng
      Vơi đầy ngòi cỏ quanh năm
Anh em đánh cá đêm rằm lưới vây
      Những năm đánh đuổi giặc Tây
Tình Cương, Phú Lạc chung tay chống càn

Xướng họa: MỪNG ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN


Bài xướng:
Mừng ngày lễ Phật đản

Không màng phú quý, kệ hơn thua
Não cảnh lầm than giữa dối lừa
Bỏ chốn vàng son, đời đã sẵn
Lăn miền gió bụi, đạo còn chưa.
Người mang sáng tỏa, lùa sương giá
Chúng thoát mê lầm, thuận gió mưa
Vạn thức chung lòng xây nghĩa cả
Vườn sai quả ngọt đón thêm mùa.

Lá thư mùa Phật đản

Sự Đản sanh của Đức Phật là duyên lành lớn nhất mà Ngài mang đến cho nhân loại. Tuệ giác của Ngài chính là ngọn đèn soi sáng nhân thế suốt hơn 2.500 năm qua. “Thật vi diệu, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho người bị lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để cho ai có mắt có thể thấy…” (Kinh Ví dụ tấm vải, Trung bộ kinh).

Sự Đản sanh của Đức Phật là duyên lành lớn nhất 
mà Ngài mang đến cho nhân loại

Không phải ngẫu nhiên mà Jawaharlal Nehru – nhà tư tưởng, chính trị gia kiệt xuất, người sinh ra trong truyền thống Hindu – đã ca ngợi Đức Phật “là một trong những người con vĩ đại nhất của Ấn Độ”. Ông nhấn mạnh, Ấn Độ là quê hương của Đức Phật, song: “Thông điệp mà Đức Phật đã đưa ra hơn 2.500 năm trước không chỉ đem đến ánh sáng cho Ấn Độ hay Á châu mà cho toàn thể thế giới. Thông điệp đó có thể được áp dụng, và nó cũng có thể không; nhưng tôi tin rằng nếu chúng ta thực hành theo những nguyên tắc mà Đức Phật đã đưa ra, cuối cùng chúng ta sẽ đạt được hòa bình cho thế giới…”.

Con sông quê


Con sông quê, nơi trăm thương ngàn nhớ
Sóng vỗ bờ, gặm từng thớ phù sa
Xoáy thành gờ, trông như những cánh hoa
Rồi lan tỏa, hôn đôi bờ thương nhớ.

Sông quê hương, nơi bên bồi bên lở
Nơi hai bờ vẫn cách trở tình yêu
Mái nhà tranh thả bóng nước liêu xiêu
Con đò nhỏ, cô liêu bên bến nước.

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

Bầm Em


      Mưa phùn giăng mắc thương Bầm
Thu heo may rắc lâm thâm... chạnh buồn
      Hè giông chớp bể mưa nguồn
Ngợp trời kỷ niệm trào tuôn... nhớ thầm!

      Quê tôi Phú Thọ có Bầm
Quê người ta gọi: U, Ầm, Mẹ,... cơ!
      Bầm em từng đến trong thơ
Áo tơi che đủ nắng mưa một đời.

Thứ Hai, 1 tháng 5, 2017

Bất chợt hạ quê


Hạ riu ríu về trên ngọn đồng dao
Chiều mục đồng lao xao
tiếng nghé non lạc bầy gọi bạn
Ta cứ ngỡ đã mòn theo năm tháng
Vẫn nao lòng chiều chạm nốt ve ngân.

Bãi bồi bên sông quê qua bao năm
chừng như xa bỗng thấy rất gần
Trong chùm phượng đầu mùa rưng rức
Trong quay quắt xót lòng ngày cơ cực
Mẹ lần từng mụt khoai non.

Xướng họa: THĂM BÁI ĐÍNH


Bài xướng:
Thăm Bái Đính

Du khách tìm về Bái Đính chơi
Hữu tình sơn thủy dưới mây trời
Nhìn tòa Tam Thế long lanh mắt
Ngắm tượng Quan Âm ấm áp đời
Phong cảnh huy hoàng nguồn sống dậy
Mõ chuông hùng tráng bóng tà rơi
Lâng lâng tiềm thức dừng chân nghỉ
Nét đẹp tâm linh chẳng để rời.